Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Ngày đăng: 29/06/2013

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ông Lường Văn Túng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Búng Lao cho biết: "Việc chung tay xây dựng phong trào nông thôn mới đã được đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã đồng tình, hưởng ứng tích cực. Hội Nông dân xã vận động hội viên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Mường Ảng đã dựa trên yêu cầu thực tiễn, thế mạnh của địa phương nhằm lựa chọn, ưu tiên những tiêu chí cần thực hiện trước như: vệ sinh môi trường, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình, bản làng văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Nổi bật nhất phải kể đến là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, được xem là động lực để hội viên, nông dân tham gia có hiệu quả chương trình.

Hằng năm, Hội đã vận động hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Đồng thời làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên nông dân địa phương, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất.

Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện vốn ủy thác cho trên 40 tổ vay, với tổng số vốn được giải ngân trên 33 tỉ đồng. Từ nguồn vốn ưu đãi của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện, trên 300 hộ được vay vốn hỗ trợ trồng, chăm sóc cây cà phê. Qua đó nhiều hội viên, nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên khá giả. Điển hình như hộ gia đình bà Trịnh Thị Hải, ông Hà Văn Hoan, ông Lò Văn Tính, ông Lầu A Lử...

Đến nay toàn hội đã có trên 600 hộ sản xuất kinh doanh giỏi và 100 hộ làm kinh tế trang trại với quy mô đa dạng, phong phú. Nhiều hộ có thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt với những hộ làm kinh tế trang trại cây công nghiệp có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.

Song song với hoạt động thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, các hội viên, nông dân còn tích cực tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở như: tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng đường, công trình thủy lợi... Phong trào đoàn kết tương thân, tương ái trong nội bộ nông dân đã được duy trì và phát huy, các cấp hội đã vận động cán bộ hội viên nông dân góp công sức để giúp gia đình khó khăn, xóa được trên 1.000 nhà tạm.

Phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện vận động hội viên nông dân góp công sức xây dựng 33 nhà đại đoàn kết. Đồng thời tích cực tuyên truyền đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần giảm tỷ lệ sinh của huyện.

Kết quả trên đã tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các phong trào thi đua Hội Nông dân phát động đã góp phần tập hợp thu hút đông đảo nông dân vào Hội, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, đến nay 119/119 bản tổ dân phố có tổ chức hội, trong đó 80% cơ sở hội đạt vững mạnh.

Mặt khác, đóng góp của hội viên, nông dân đã phát huy được vai trò chủ thể của nông dân cùng với chính quyền địa phương cải thiện tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất, sinh hoạt của ngày càng cao ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015
Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

01/09/2015