Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ông Lường Văn Túng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Búng Lao cho biết: "Việc chung tay xây dựng phong trào nông thôn mới đã được đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã đồng tình, hưởng ứng tích cực. Hội Nông dân xã vận động hội viên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Mường Ảng đã dựa trên yêu cầu thực tiễn, thế mạnh của địa phương nhằm lựa chọn, ưu tiên những tiêu chí cần thực hiện trước như: vệ sinh môi trường, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình, bản làng văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Nổi bật nhất phải kể đến là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, được xem là động lực để hội viên, nông dân tham gia có hiệu quả chương trình.
Hằng năm, Hội đã vận động hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Đồng thời làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên nông dân địa phương, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất.
Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện vốn ủy thác cho trên 40 tổ vay, với tổng số vốn được giải ngân trên 33 tỉ đồng. Từ nguồn vốn ưu đãi của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện, trên 300 hộ được vay vốn hỗ trợ trồng, chăm sóc cây cà phê. Qua đó nhiều hội viên, nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên khá giả. Điển hình như hộ gia đình bà Trịnh Thị Hải, ông Hà Văn Hoan, ông Lò Văn Tính, ông Lầu A Lử...
Đến nay toàn hội đã có trên 600 hộ sản xuất kinh doanh giỏi và 100 hộ làm kinh tế trang trại với quy mô đa dạng, phong phú. Nhiều hộ có thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt với những hộ làm kinh tế trang trại cây công nghiệp có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.
Song song với hoạt động thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, các hội viên, nông dân còn tích cực tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở như: tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng đường, công trình thủy lợi... Phong trào đoàn kết tương thân, tương ái trong nội bộ nông dân đã được duy trì và phát huy, các cấp hội đã vận động cán bộ hội viên nông dân góp công sức để giúp gia đình khó khăn, xóa được trên 1.000 nhà tạm.
Phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện vận động hội viên nông dân góp công sức xây dựng 33 nhà đại đoàn kết. Đồng thời tích cực tuyên truyền đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần giảm tỷ lệ sinh của huyện.
Kết quả trên đã tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các phong trào thi đua Hội Nông dân phát động đã góp phần tập hợp thu hút đông đảo nông dân vào Hội, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, đến nay 119/119 bản tổ dân phố có tổ chức hội, trong đó 80% cơ sở hội đạt vững mạnh.
Mặt khác, đóng góp của hội viên, nông dân đã phát huy được vai trò chủ thể của nông dân cùng với chính quyền địa phương cải thiện tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất, sinh hoạt của ngày càng cao ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Huyện có cơ chế chính sách khuyến khích mở rộng diện tích cây vụ đông; đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quy gọn vùng sản xuất với từng loại cây trồng, ưu tiên mở rộng diện tích gieo trồng các loại khoai tây, bí đỏ, dưa chuột... để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

Từ giống bơ Booth có nguồn gốc ngoại nhập, anh Nguyễn Khắc Ngữ (thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh, H.Đắk Mil, Đắk Nông) đã tạo cho mình hướng làm giàu mới giữa vùng đất chuyên canh cà phê.

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).

Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.

Thanh tra Sở NN&PTNT thành phố đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hơn 2,7 tấn và gần 200 lít thuốc thú y, hóa chất xử lý trong môi trường nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.