Muộn nhưng vui

Chỉ mất 4-5 năm là bà con hòa vốn xây dựng hầm biogas
Song, niềm vui của người dân sau mỗi công trình khí sinh học được xây, lắp chính là động lực để huyện phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Triển khai xây lắp công trình khí sinh học từ ngay sau khi dự án LCASP được đưa về địa phương đầu năm 2014, đến nay nhiều gia đình chăn nuôi ở huyện Yên Dũng đã cảm nhận rõ được vai trò của hầm biogas.
Do thường xuyên nuôi từ 10 - 15 con lợn và 2 bò, gia đình ông Nguyễn Viết Thường ở thôn Thượng, xã Xuân Phú đã xây nhà chứa phân từ trước nhưng không những không chứa hết được lượng phân thải ra mà còn trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của ruồi muỗi. Thêm vào đó, mùi phân bốc thẳng vào nhà, đặc biệt những ngày trời nồm ẩm, trở gió.
Đã có lúc gia đình không dám chăn nuôi vì sợ muỗi và mùi.
Ngay khi biết đến dự án thông qua đài truyền thanh xã, huyện tuyên truyền, gia đình đăng kí làm luôn.
Sau hơn một năm sử dụng, gia đình ông Thường vẫn thấy tiếc vì làm hầm muộn.
Ông chia sẻ: “Làm hầm biogas vừa có gas đun, vừa sạch sẽ cho môi trường sống xung quanh, nước thải và chất cặn bã từ hầm mình lại tưới rau và cây trong vườn, việc xây hầm là đúng đắn nhưng vẫn thấy hơi muộn.
Muộn nhưng vui...”.
Theo tính toán của BQL dự án LCASP huyện Yên Dũng, với công trình khí sinh học được xây lắp, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, chỉ cần 4 - 5 năm là bà con hòa vốn đối ứng đầu tư xây dựng.
Theo ông Giáp Văn Nam, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Yên Dũng, tiến hành triển khai xây, lắp công trình khí sinh học về địa phương, huyện đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các hộ dân, đến nay dự án đã được người dân đánh giá tốt là đạt hiệu quả cao.
"Chăn nuôi trong toàn huyện phát triển, tổng đàn gia súc tăng từ 76.000 - 77.000 con/năm lên 80.000 con năm 2015.
Hầm biogas vừa có khí đốt dùng trong sinh hoạt, vừa để thắp sáng và sưởi ấm cho gia súc vào mùa đông.
Năm 2014, toàn huyện nghiệm thu được 200 công trình hầm biogas, trong đó hầm nhựa composite chiếm từ 10 -15%, chủ yếu là hầm gạch xây", ông Nam nói.
Bà Lương Thị Thư, thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú cho biết, từ khi có hầm biogas, gia đình đầu tư chăn nhiều lợn hơn, nếu trước chỉ dám chăn từ 3 - 6 con vì không có thời gian dọn phân và mùi phân khó chịu thì đến nay đã nuôi 15 - 20 con, không mất nhiều thời gian dọn phân mà vẫn sạch sẽ.
Với dung tích hầm 16 m3, ngoài được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình chỉ phải đối ứng thêm 6 - 7 triệu đồng mà vừa sạch sẽ trong chăn nuôi, vừa không phải mất tiền dùng gas thoải mái.
Nhiều khi khí gas nhiều, vừa nấu thức ăn, vừa nấu cám cho lợn mà kim đồng hồ gas vẫn cao.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Giá cua biển tại tỉnh Trà Vinh bất ngờ giảm từ mức trên 230.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg trong vòng một tuần qua.

Khi lúa thu đông đang rực vàng trên những cánh đồng vùng ĐBSCL, những người dân ở các huyện ngoại thành TP.Cần Thơ bắt đầu thả cá giống trên đồng ruộng để đón nước lũ về.