Muộn nhưng vui

Chỉ mất 4-5 năm là bà con hòa vốn xây dựng hầm biogas
Song, niềm vui của người dân sau mỗi công trình khí sinh học được xây, lắp chính là động lực để huyện phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Triển khai xây lắp công trình khí sinh học từ ngay sau khi dự án LCASP được đưa về địa phương đầu năm 2014, đến nay nhiều gia đình chăn nuôi ở huyện Yên Dũng đã cảm nhận rõ được vai trò của hầm biogas.
Do thường xuyên nuôi từ 10 - 15 con lợn và 2 bò, gia đình ông Nguyễn Viết Thường ở thôn Thượng, xã Xuân Phú đã xây nhà chứa phân từ trước nhưng không những không chứa hết được lượng phân thải ra mà còn trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của ruồi muỗi. Thêm vào đó, mùi phân bốc thẳng vào nhà, đặc biệt những ngày trời nồm ẩm, trở gió.
Đã có lúc gia đình không dám chăn nuôi vì sợ muỗi và mùi.
Ngay khi biết đến dự án thông qua đài truyền thanh xã, huyện tuyên truyền, gia đình đăng kí làm luôn.
Sau hơn một năm sử dụng, gia đình ông Thường vẫn thấy tiếc vì làm hầm muộn.
Ông chia sẻ: “Làm hầm biogas vừa có gas đun, vừa sạch sẽ cho môi trường sống xung quanh, nước thải và chất cặn bã từ hầm mình lại tưới rau và cây trong vườn, việc xây hầm là đúng đắn nhưng vẫn thấy hơi muộn.
Muộn nhưng vui...”.
Theo tính toán của BQL dự án LCASP huyện Yên Dũng, với công trình khí sinh học được xây lắp, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, chỉ cần 4 - 5 năm là bà con hòa vốn đối ứng đầu tư xây dựng.
Theo ông Giáp Văn Nam, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Yên Dũng, tiến hành triển khai xây, lắp công trình khí sinh học về địa phương, huyện đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các hộ dân, đến nay dự án đã được người dân đánh giá tốt là đạt hiệu quả cao.
"Chăn nuôi trong toàn huyện phát triển, tổng đàn gia súc tăng từ 76.000 - 77.000 con/năm lên 80.000 con năm 2015.
Hầm biogas vừa có khí đốt dùng trong sinh hoạt, vừa để thắp sáng và sưởi ấm cho gia súc vào mùa đông.
Năm 2014, toàn huyện nghiệm thu được 200 công trình hầm biogas, trong đó hầm nhựa composite chiếm từ 10 -15%, chủ yếu là hầm gạch xây", ông Nam nói.
Bà Lương Thị Thư, thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú cho biết, từ khi có hầm biogas, gia đình đầu tư chăn nhiều lợn hơn, nếu trước chỉ dám chăn từ 3 - 6 con vì không có thời gian dọn phân và mùi phân khó chịu thì đến nay đã nuôi 15 - 20 con, không mất nhiều thời gian dọn phân mà vẫn sạch sẽ.
Với dung tích hầm 16 m3, ngoài được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình chỉ phải đối ứng thêm 6 - 7 triệu đồng mà vừa sạch sẽ trong chăn nuôi, vừa không phải mất tiền dùng gas thoải mái.
Nhiều khi khí gas nhiều, vừa nấu thức ăn, vừa nấu cám cho lợn mà kim đồng hồ gas vẫn cao.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Trung, thường gọi là ông Chín Trung ở phường 6, thành phố Tân An đã được Trạm Khuyến nông thành phố Tân An chọn làm địa điểm để bà con nông dân đến tham quan và học tập kinh nghiệmm

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú nông dân Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Một trong những vấn đề mà người nuôi tôm nước lợ quan tâm hàng đầu là chất lượng nước cấp vào ao nuôi vì đây là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm.

Năm 2015, Khánh Hòa tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn cho kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để các địa phương phát triển các giống lúa thích nghi với điều kiện sản xuất khi hạn hán xảy ra.

Thay vì sản xuất kiểu “mùa nào thứ ấy”, hiện nay nông dân nhiều nơi đã áp dụng thành công kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.