Muộn nhưng vui

Chỉ mất 4-5 năm là bà con hòa vốn xây dựng hầm biogas
Song, niềm vui của người dân sau mỗi công trình khí sinh học được xây, lắp chính là động lực để huyện phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Triển khai xây lắp công trình khí sinh học từ ngay sau khi dự án LCASP được đưa về địa phương đầu năm 2014, đến nay nhiều gia đình chăn nuôi ở huyện Yên Dũng đã cảm nhận rõ được vai trò của hầm biogas.
Do thường xuyên nuôi từ 10 - 15 con lợn và 2 bò, gia đình ông Nguyễn Viết Thường ở thôn Thượng, xã Xuân Phú đã xây nhà chứa phân từ trước nhưng không những không chứa hết được lượng phân thải ra mà còn trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của ruồi muỗi. Thêm vào đó, mùi phân bốc thẳng vào nhà, đặc biệt những ngày trời nồm ẩm, trở gió.
Đã có lúc gia đình không dám chăn nuôi vì sợ muỗi và mùi.
Ngay khi biết đến dự án thông qua đài truyền thanh xã, huyện tuyên truyền, gia đình đăng kí làm luôn.
Sau hơn một năm sử dụng, gia đình ông Thường vẫn thấy tiếc vì làm hầm muộn.
Ông chia sẻ: “Làm hầm biogas vừa có gas đun, vừa sạch sẽ cho môi trường sống xung quanh, nước thải và chất cặn bã từ hầm mình lại tưới rau và cây trong vườn, việc xây hầm là đúng đắn nhưng vẫn thấy hơi muộn.
Muộn nhưng vui...”.
Theo tính toán của BQL dự án LCASP huyện Yên Dũng, với công trình khí sinh học được xây lắp, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, chỉ cần 4 - 5 năm là bà con hòa vốn đối ứng đầu tư xây dựng.
Theo ông Giáp Văn Nam, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Yên Dũng, tiến hành triển khai xây, lắp công trình khí sinh học về địa phương, huyện đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các hộ dân, đến nay dự án đã được người dân đánh giá tốt là đạt hiệu quả cao.
"Chăn nuôi trong toàn huyện phát triển, tổng đàn gia súc tăng từ 76.000 - 77.000 con/năm lên 80.000 con năm 2015.
Hầm biogas vừa có khí đốt dùng trong sinh hoạt, vừa để thắp sáng và sưởi ấm cho gia súc vào mùa đông.
Năm 2014, toàn huyện nghiệm thu được 200 công trình hầm biogas, trong đó hầm nhựa composite chiếm từ 10 -15%, chủ yếu là hầm gạch xây", ông Nam nói.
Bà Lương Thị Thư, thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú cho biết, từ khi có hầm biogas, gia đình đầu tư chăn nhiều lợn hơn, nếu trước chỉ dám chăn từ 3 - 6 con vì không có thời gian dọn phân và mùi phân khó chịu thì đến nay đã nuôi 15 - 20 con, không mất nhiều thời gian dọn phân mà vẫn sạch sẽ.
Với dung tích hầm 16 m3, ngoài được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình chỉ phải đối ứng thêm 6 - 7 triệu đồng mà vừa sạch sẽ trong chăn nuôi, vừa không phải mất tiền dùng gas thoải mái.
Nhiều khi khí gas nhiều, vừa nấu thức ăn, vừa nấu cám cho lợn mà kim đồng hồ gas vẫn cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22.10, Công ty BISUCO đã tổ chức lễ xuống mía vụ ép năm 2013-2014. Vụ ép này, Công ty phấn đấu thu mua từ 450 - 500 ngàn tấn mía tại các vùng nguyên liệu mía do BISUCO đầu tư, trong đó thu mua mía nguyên liệu trong tỉnh từ 100 - 120 ngàn tấn; sản xuất và chế biến 45.000 - 50.000 tấn đường.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định ban hành Chương trình tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và Phát triển”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.

Châu Hưng A là một trong những xã nghèo của huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) chuyên SX lúa. Để phá thế độc canh cây lúa đưa nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Sở KH-CN Bạc Liêu đã phối họp với Trường ĐH Cần Thơ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn ở một số ấp trong xã.

Thời điểm này, người chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) đang tích cực chuẩn bị đàn gà bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường Hà Nội và các vùng lân cận dịp Tết Nguyên đán sắp tới.