Muốn có bạc tỷ chỉ nuôi cá sấu

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng địa phương. Thời gian qua, nông dân tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao và đang được tiếp tục nhân rộng, trong đó mô hình nuôi cá sấu thương phẩm là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu.
Là một trong những hộ nuôi cá sấu đầu tiên ở huyện Phước Long, ông Đào Công Tâm cho biết, mỗi đợt gia đình ông thả nuôi với số lượng từ 200 - 500 con cá sấu. Hơn 10 năm qua, trung bình mỗi năm ông thu về lợi nhuận hơn 300 triệu đồng từ bán cá sấu thương phẩm, sau khi đã trừ các khoản chi phí.
“Muốn có bạc tỷ hoặc nửa tỷ trên vùng đất này chỉ có nuôi cá sấu. Nếu nuôi các thứ khác nếu có lãi chỉ khoảng vài chục triệu, muốn kiếm vài trăm triệu như cá sấu là khó lắm”, ông Tâm bộc bạch.
Ông Tâm cùng nhiều hộ dân ở đây nhận thấy, nuôi cá sấu có nhiều ưu điểm và giá thành đầu ra ổn định hơn so với các loài vật nuôi khác. Hiện nay, cá sấu nuôi chủ yếu để lấy da. Cá sấu thương phẩm có 2 hình thức bán: Bán nguyên con để xuất đi nước ngoài và bán cho các thương lái trong nước xẻ thịt, lấy da. Theo kinh nghiệm, khi cá sấu nuôi được 17 - 18 tháng, đạt trọng lượng 25 - 30kg là có thể bán.
Bà Trần Kim Nhứt ở xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long cũng cho biết, nuôi cá sấu dễ hơn nuôi các con khác như heo, gà, vịt. Bà Nhứt mong rằng giá cá sấu luôn ổn định để người dân tiếp nghề này.
Hiện tai, huyện Phước Long có hơn 600 hộ nuôi với tổng đàn cá sấu hơn 150.000 con. Theo ngành nông nghiệp huyện, vì cá sấu là động vật hung dữ nên việc đảm bảo an toàn cho người nuôi và cả những hộ dân xung quanh luôn được ngành quan tâm, nhắc nhở để các hộ chăn nuôi có sự đầu tư trang trại kỹ lưỡng với tường rào, lưới bảo vệ vững chắc.
Bên cạnh đó, để phát huy tính hiệu quả, hạn chế rủi ro khi thực hiện mô hình này, trong thời gian qua địa phương cũng đã phối hợp với các ngành hữu quan của tỉnh tăng cường công tập huấn, hướng dẫn những hộ nuôi cách chăm sóc, cách phòng bệnh cho cá sấu.
Ông Trần Quốc Hùng-Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu cho biết, Phòng Nông nghiệp, Chi cục kiểm lâm và Trạm thú y huyện luôn mở những lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân nuôi cá sấu đảm bảo hiệu quả, nâng cao năng suất, nhất là khi bà con nuôi cá sấu với số lượng lớn.
Từ những hiệu quả bước đầu mang lại, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được xem là một hướng đi mới của nông dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Mô hình này đã giúp cho bà con nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng huyện nông thôn mới Phước Long.
Có thể bạn quan tâm

Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.