Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Muối Ninh Thuận không có lãi

Muối Ninh Thuận không có lãi
Ngày đăng: 26/05/2015

Từ đầu năm đến nay, thời tiết nắng nóng, những cánh đồng muối ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đạt sản lượng khá cao. Tuy nhiên, giá muối đang liên tục giảm mạnh khiến diêm dân điêu đứng…

Thời điểm này, diêm dân Ninh Thuận đang vào mùa cao điểm thu hoạch vụ muối chính. Nhờ nắng nhiều nên thời gian muối kết tinh được rút ngắn. Tuy nhiên, với giá bán thấp như hiện nay, người làm muối không có lãi.

Ông Nguyễn Văn Bình (xã Vĩnh Hải), là hộ làm muối lâu năm cho biết: “Gia đình có hơn 3 sào muối, trung bình một tháng gia đình thu hoạch 60 tấn/ha. Từ đầu năm đến nay do nắng nhiều nên sản lượng và chất lượng muối làm ra khá tốt. Song, giá muối chỉ còn 350.000đ/tấn, trừ chi phí thuê nhân công 200.000đ/ngày, tương đương số tiền bán hơn nửa tấn muối, tính ra chẳng lời lãi gì”.

Nghề làm muối khá vất vả, để làm ra hạt muối, người dân phải tốn công sức trong thời gian dài. Chính vì vậy, theo tính toán của bà con, nếu làm muối đất truyền thống, giá bán phải từ 750đ/kg, muối trải bạt từ 1.200đ/kg trở lên mới đủ chi phí và có lãi, còn năng suất có cao nhưng giá lại thấp thì cũng không kéo lại được bao nhiêu.

Nhiều diêm dân thuộc các xã Nhơn Hải, Tri Hải cùng chung nỗi lo muối ế. Anh Đỗ Minh Tấn (xã Nhơn Hải) thở dài: “Nhà có 2 sào muối, mọi năm thời tiết thuận lợi thu hoạch đạt năng suất cao đều thuê nhân công.

Năm nay, tình hình giá muối đi xuống thế này phải huy động mọi thành viên trong gia đình ra ruộng phụ giúp, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó chứ biết làm sao. Bình thường muối cao giá, thương lái tìm đến tận nhà thu mua rồi cho xe chở đi.

Giờ gia đình thu hoạch được mấy chục tấn muối, chất lượng tốt nhưng không thấy thương lái đến hỏi. Dịp này thời tiết nắng, gia đình còn phủ bạt để giữ muối chứ tới tháng mưa vẫn không có thương lái thu mua thì chỉ còn cách nhắm mắt bán tháo cho người ta ướp tôm, cá”.

Hiện, giá muối trải bạt được các thương lái thu mua cao hơn muối đất truyền thống (giá 800.000đ/tấn) do tính chất sạch, dễ sử dụng, dễ chế biến. Tuy nhiên, chi phí để đầu tư 1 sào muối trải bạt phải mất gần 100 triệu đồng. Với giá muối bấp bênh như hiện nay, diêm dân không dám đầu tư làm muối sạch theo phương pháp này. 

Hiện đầu ra của muối đất truyền thống đang gặp khó khăn. Có hộ thu hoạch từ 2- 3 ngày nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua, phải chất muối thành đống và phủ bạt để chờ muối lên giá.

Theo một số thương lái thu mua trong tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm đến nay thời tiết thuận lợi nên những cánh đồng ruộng muối ở Ninh Thuận cho sản lượng khá cao, nhất là muối đất truyền thống.

Trong khi đó, muối trải bạt ít được người dân quan tâm đầu tư đúng mức. Điều này khiến một số cơ sở chế biến hạn chế thu mua, gây nên tình trạng cung lớn hơn cầu. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến giá cả thu mua muối không ổn định và việc tiêu thụ gặp khó khăn.

Chính vì vậy, một số cơ sở chế biến, thu mua muối khuyến cáo, trong thời gian tới, diêm dân Ninh Thuận nên hạn chế sản xuất muối đất truyền thống vì muối đất chủ yếu làm phụ liệu ướp thủy sản, chế biến thức ăn gia súc.

Nên, chú trọng trong việc áp dụng mô hình sản xuất muối sạch, chất lượng, đảm bảo vệ sinh (muối trải bạt). Đồng thời, cần lựa chọn thời điểm, cân nhắc kỹ khi tiến hành sản xuất những vụ muối tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa "Giấc Mơ"... Của Nông Dân!

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

08/04/2014
Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

30/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

30/07/2014
Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

08/04/2014
Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

30/07/2014