Mục Sở Thị Vườn Cây Ngũ Quả Của Ông Kỹ Sư Nông Dân

Bằng sự yêu nghề ham học hỏi ông Lê Đức Giáp ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) không chỉ ghép thành công 5 loại quả khác nhau trên một loại cây chín, cùng một thời gian, giờ đây ông đã ghép tới 7 loại quả trên cùng một cây nhưng vẫn được cùng thời gian chín.
Mặc dù còn tới hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những người thích chơi cây cách xa tới hơn 2.000km như: TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Lào Cai cũng đã tìm vào tận gia đình nhà ông trước tới hai tháng để tìm mua cho mình một cây ngũ quả ưng ý nhất.
Với những thành công từ những năm trước đây, năm 2013 ông Giáp tiếp tục ghép thành công cây mang trên mình tới 7 loại quả nhưng vẫn cùng chín một thời gian.
Tuy nhiên, số lượng cây có 7 loại quả cũng chỉ chiếm số ít bởi cây có 5 loại quả vẫn được khách chơi cây chuộng hơn, thích hợp hơn với phong tục, tập quán của người Việt Nam là mâm ngũ quả.
Trao đổi về lượng hàng phục vụ thị trường Tết Giáp Ngọ năm 2014 ông Giáp cho biết, Năm nay gia đình tôi chỉ có khoảng 100 cây bao gồm cả cây ngũ quả và cây 7 quả. Tuy nhiên, đến thời điểm này khách từ TP.Hồ Chí Minh, Lao Cai, Điện Biên xuống đặt tiền mua đã hết 30 cây, giờ chỉ chờ đến ngày là khách hàng vận chuyển về. Riêng khách hàng trong TP.Hồ Chí Minh vì xa nên họ đã chuyển vào luôn.
Giá bán cây ngũ quả cũng rất phong phú thích hợp với từng túi tiền của mỗi gia đình. Có những cây chỉ có bán với mức từ 1,5 - 3 triệu đồng, đây là những loại cây thích hợp với người có túi tiền vừa và ít.
Với những cây đẹp dành cho khách hạng sang giá giao động từ 5 - 7 triệu đồng, nhiều cây gia lên tới hơn 10 triệu.
Tùy từng loại cây mà có giá bán khách nhau. Thường những cây có giá bán cao là những cây to, nhiều quả, các loại quả ghép xen kẽ với nhau.
Có mặt tại vườn cây ngũ quả của gia đình ông Giáp hiện lên trước mặt chúng tôi là một vườn bưởi, xen lẫn là những cây cam Đường canh với màu đỏ sẩm rực rỡ. Trên cùng một cây bưởi có nhưng loại quả khác nhau với những màu sắc riêng tạo nên một bức tranh đa màu sắc.
Theo ông Giáp cho biết, hiện nay các loại quả trên cây vẫn chưa chín nên màu sắc vẫn chưa thực sự bắt mắt khách hàng. Vào thời gian từ 15 - 20 tháng chạp âm lịch lúc đó tất cả các loại quả đều chín thì nhìn vào sẽ đẹp và bắt mắt hơn.
Cũng theo ông Giáp, nếu là cây ngũ quả đẹp, gây ấn tượng được với khách hàng thì cây đó phải thể hiện được cả ở quả và hoa nở trong ngày tết.
Đối với quả, các loại quả phải được ghép xen kẻ với nhau, quả phải đều, chín cùng một thời gian tạo nên vẻ đẹp của cây trong ngày tết. Không dừng lại ở quả mà trong không khí xuân mới cây phải ra hoa, ra lộc, lúc này người làm vườn phải dùng kỹ thuật để điều chỉnh sự ra hoa, ra lộc của cây cho hợp lý.
Trong năm 2013 ông Giáp tiếp tục ghép thành công cây có 7 loại quả, những cây này thường có giá trên 10 triệu đồng.
Bên cạnh thành công trong việc ghép cây ông Giáp còn thương xuyên hướng dẫn về kỹ thuật, chăm sóc các loại cây ăn quả cho những người làm vườn trong vùng khi có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật.
Do vậy, hàng năm có tới hàng trăm người làm vườn đã được ông hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, tạo quả, nhiều người đã thành công, thoát nghèo từ sự giúp đỡ của ông. Nhiều người thường gọi ông với cái tên chìu mến ông “kỹ sư nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Tiền Giang chỉ mới có một cơ sở nuôi tôm sú tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông đạt VietGAP. Tuy nhiên, dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 19 hộ nuôi tôm nước lợ và cá tra được chứng nhận VietGAP.

Theo Đề án, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020 đạt 1.430 ha chủ yếu ở các địa phương như sau: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân.

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà gia đình ông Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1965, ngụ tổ 2, ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đã thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/năm từ cây trôm.

Thời điểm hiện tại, nấm rơm được thương lái thu mua tại ruộng với mức giá từ 43.000 – 45.000 đồng/kg, tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với cách đây khoảng 1 tháng.