Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mục Sở Thị Vườn Cây Ngũ Quả Của Ông Kỹ Sư Nông Dân

Mục Sở Thị Vườn Cây Ngũ Quả Của Ông Kỹ Sư Nông Dân
Ngày đăng: 25/12/2013

Bằng sự yêu nghề ham học hỏi ông Lê Đức Giáp ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) không chỉ ghép thành công 5 loại quả khác nhau trên một loại cây chín, cùng một thời gian, giờ đây ông đã ghép tới 7 loại quả trên cùng một cây nhưng vẫn được cùng thời gian chín.

Mặc dù còn tới hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những người thích chơi cây cách xa tới hơn 2.000km như: TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Lào Cai cũng đã tìm vào tận gia đình nhà ông trước tới hai tháng để tìm mua cho mình một cây ngũ quả ưng ý nhất.

Với những thành công từ những năm trước đây, năm 2013 ông Giáp tiếp tục ghép thành công cây mang trên mình tới 7 loại quả nhưng vẫn cùng chín một thời gian.

Tuy nhiên, số lượng cây có 7 loại quả cũng chỉ chiếm số ít bởi cây có 5 loại quả vẫn được khách chơi cây chuộng hơn, thích hợp hơn với phong tục, tập quán của người Việt Nam là mâm ngũ quả.

Trao đổi về lượng hàng phục vụ thị trường Tết Giáp Ngọ năm 2014 ông Giáp cho biết, Năm nay gia đình tôi chỉ có khoảng 100 cây bao gồm cả cây ngũ quả và cây 7 quả. Tuy nhiên, đến thời điểm này khách từ TP.Hồ Chí Minh, Lao Cai, Điện Biên xuống đặt tiền mua đã hết 30 cây, giờ chỉ chờ đến ngày là khách hàng vận chuyển về. Riêng khách hàng trong TP.Hồ Chí Minh vì xa nên họ đã chuyển vào luôn.

Giá bán cây ngũ quả cũng rất phong phú thích hợp với từng túi tiền của mỗi gia đình. Có những cây chỉ có bán với mức từ 1,5 - 3 triệu đồng, đây là những loại cây thích hợp với người có túi tiền vừa và ít.

Với những cây đẹp dành cho khách hạng sang giá giao động từ 5 - 7 triệu đồng, nhiều cây gia lên tới hơn 10 triệu.

Tùy từng loại cây mà có giá bán khách nhau. Thường những cây có giá bán cao là những cây to, nhiều quả, các loại quả ghép xen kẽ với nhau.

Có mặt tại vườn cây ngũ quả của gia đình ông Giáp hiện lên trước mặt chúng tôi là một vườn bưởi, xen lẫn là những cây cam Đường canh với màu đỏ sẩm rực rỡ. Trên cùng một cây bưởi có nhưng loại quả khác nhau với những màu sắc riêng tạo nên một bức tranh đa màu sắc.

Theo ông Giáp cho biết, hiện nay các loại quả trên cây vẫn chưa chín nên màu sắc vẫn chưa thực sự bắt mắt khách hàng. Vào thời gian từ 15 - 20 tháng chạp âm lịch lúc đó tất cả các loại quả đều chín thì nhìn vào sẽ đẹp và bắt mắt hơn.

Cũng theo ông Giáp, nếu là cây ngũ quả đẹp, gây ấn tượng được với khách hàng thì cây đó phải thể hiện được cả ở quả và hoa nở trong ngày tết.

Đối với quả, các loại quả phải được ghép xen kẻ với nhau, quả phải đều, chín cùng một thời gian tạo nên vẻ đẹp của cây trong ngày tết. Không dừng lại ở quả mà trong không khí xuân mới cây phải ra hoa, ra lộc, lúc này người làm vườn phải dùng kỹ thuật để điều chỉnh sự ra hoa, ra lộc của cây cho hợp lý.

Trong năm 2013 ông Giáp tiếp tục ghép thành công cây có 7 loại quả, những cây này thường có giá trên 10 triệu đồng. 

Bên cạnh thành công trong việc ghép cây ông Giáp còn thương xuyên hướng dẫn về kỹ thuật, chăm sóc các loại cây ăn quả cho những người làm vườn trong vùng khi có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật.

Do vậy, hàng năm có tới hàng trăm người làm vườn đã được ông hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, tạo quả, nhiều người đã thành công, thoát nghèo từ sự giúp đỡ của ông. Nhiều người thường gọi ông với cái tên chìu mến ông “kỹ sư nông dân”.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

26/06/2015
Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang) Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.

26/06/2015
Tôm nghịch vụ thất mùa Tôm nghịch vụ thất mùa

Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

26/06/2015
Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh) Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh)

Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.

26/06/2015
Nuôi cá lăng trong hồ Nuôi cá lăng trong hồ

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Ninh.

26/06/2015