Mực Khơi Được Mùa, Được Giá

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.
Trong đó, có tàu đánh bắt được trên 45 tấn mực khô, thu về hàng tỉ đồng.
Theo ông Châu, sản lượng hải sản khai thác được trong 6 tháng đầu năm toàn xã đạt trên 5.000 tấn. Đối với nghề câu mực khơi, trong 6 tháng đầu năm ngư dân đánh bắt được 2 chuyến, trung bình mỗi tàu đạt khoảng 50 tấn mực khô.
Trong đó, tàu của ngư dân Lương Tới (38 tuổi, trú thôn Đông Mỹ, xã Tam Giang) đạt 75 tấn/2 chuyến. Với giá mực trên 75.000 đồng/kg như hiện nay (cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái), ngư dân Tới thu lãi không dưới 1 tỉ đồng.
Ngư dân Lương Tới cho biết thêm, ngư trường câu mực truyền thống cách nơi giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc (TQ) hạ đặt trái phép khoảng 60 hải lý về phía nam. Mặc dù phía TQ liên tục cho tàu truy đuổi nhưng ông cũng như nhiều ngư dân khác vẫn quyết tâm bám giữ ngư trường, bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Ngoài tàu của ông Tới trúng đậm, các tàu như QNa 90019 (1054 CV, của ngư dân Phạm Bé) khai thác được 35 tấn mực khô; tàu QNa 90039 (898 CV, của ngư dân Lương Văn Cam) khai thác được 45 tấn mực khô thu về trên 3 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

SX nông nghiệp đang ghi nhận những tín hiệu vui trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Sáu tháng đầu năm 2014, SX nông nghiệp khá thuận lợi khi không có thiên tai, dịch bệnh, toàn ngành chỉ có mối lo lớn là tiêu thụ nông sản.

Tham gia dự án có 19 hộ, mỗi hộ được vay gần 30 triệu đồng trong hai năm, mức phí 0,7%/tháng (8,4%/năm) và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương đã giải ngân được 22 lượt dự án với tổng số quỹ gần 10 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên có thêm vốn phát triển sản xuất.

Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam không được như kỳ vọng có thể đẩy giá cà phê thế giới tăng cao do mức thâm hụt cà phê trên toàn thế giới lớn nhất 9 năm.