Mực Khơi Được Mùa, Được Giá

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.
Trong đó, có tàu đánh bắt được trên 45 tấn mực khô, thu về hàng tỉ đồng.
Theo ông Châu, sản lượng hải sản khai thác được trong 6 tháng đầu năm toàn xã đạt trên 5.000 tấn. Đối với nghề câu mực khơi, trong 6 tháng đầu năm ngư dân đánh bắt được 2 chuyến, trung bình mỗi tàu đạt khoảng 50 tấn mực khô.
Trong đó, tàu của ngư dân Lương Tới (38 tuổi, trú thôn Đông Mỹ, xã Tam Giang) đạt 75 tấn/2 chuyến. Với giá mực trên 75.000 đồng/kg như hiện nay (cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái), ngư dân Tới thu lãi không dưới 1 tỉ đồng.
Ngư dân Lương Tới cho biết thêm, ngư trường câu mực truyền thống cách nơi giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc (TQ) hạ đặt trái phép khoảng 60 hải lý về phía nam. Mặc dù phía TQ liên tục cho tàu truy đuổi nhưng ông cũng như nhiều ngư dân khác vẫn quyết tâm bám giữ ngư trường, bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Ngoài tàu của ông Tới trúng đậm, các tàu như QNa 90019 (1054 CV, của ngư dân Phạm Bé) khai thác được 35 tấn mực khô; tàu QNa 90039 (898 CV, của ngư dân Lương Văn Cam) khai thác được 45 tấn mực khô thu về trên 3 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam có 7 sản phẩm nông sản (tiêu, cà phê, điều, gạo, cao su, thủy sản, trà) và 12 loại cây, con có năng suất cao đứng vào top đầu của thế giới. Với những kết quả ấy, lẽ ra nông dân Việt Nam phải giàu, thế nhưng, họ lại là những người có mức thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh...

Ngư dân Quảng Ngãi đã từng “bóp bụng” trước sự ép giá của “đầu nậu” vì hải sản bảo quản chưa tốt trong các chuyến đánh bắt xa bờ. Theo tinh thần của Nghị định 67 cho vay với số tiền lớn để đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi, Quảng Ngãi đang hướng ngư dân đầu tư thiết bị hiện đại để bảo quản hải sản trên tàu đánh bắt xa bờ.

Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.

Để hướng dẫn người dân chăn nuôi bảo đảm an toàn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP” tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn với quy mô 1.280 con cho 10 hộ dân tham gia trong 4 tháng.