Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.
Ông Nguyễn Văn Thiện, nông dân trồng dừa ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay giá dừa tươi liên tục tuột giảm khiến cho thu nhập từ vườn dừa của nông dân chẳng có bao nhiêu. Hiện nay, thương lái thu mua dừa tươi của nông dân tại vườn với giá 18.000-22.000 đồng/chục (tùy theo thương lái), giảm 45.000-50.000 đồng/chục so với hơn nửa tháng trước.
“Cũng như các loại cây ăn trái khác, giá dừa tăng giảm là chuyện bình thường nhưng giá dừa tươi chỉ trên dưới 20.000 đồng/chục là ít khi xảy ra. Trước đây giá dừa thường dao động trong khoảng 40.000-70.000 đồng/chục, thậm chí có lúc lên tới 90.000 đồng/chục nên vườn dừa vườn dừa hơn 5.000 m2 của tôi cho thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng. Còn hiện nay, do giá dừa tươi quá thấp nên thu nhập từ vườn dừa chỉ trên dưới 1 triệu đồng/tháng”, ông Thiện chia sẻ.
Theo bà Lê Thị Hậu, nông dân trồng dừa ở xã Long Định, huyện Châu Thành (Tiền Giang), không như dừa tươi, giá dừa khô trong những ngày gần đây có xu hướng tăng nhẹ.
Hiện nay, giá dừa khô tại vườn (sau khi đã hái từ cây xuống) được thương lái thu mua với giá 60.000-70.000 đồng/chục, còn dừa khô đã tách vỏ được thương lái thu mua với giá 5.000-6.000 đồng/kg (mỗi trái có thể đạt 1-1,8 kg), tính giá giá dừa đã tăng bình quân khoảng 10.000 đồng/chục so với tháng trước.
Nhiều thương lái thu mua dừa ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, giá dừa tươi giảm manh trong những ngày qua là do nhiều trận mưa lớn xảy ra trên diện rộng làm chi thời tiết mát mẻ hơn nên nhu cầu dừa tươi giải khát giảm mạnh, từ đó đẩy giá dừa tươi rớt giá.
Tuy nhiên, do trước đó giá dừa tươi cao, nông dân đã tranh thủ bán dừa tươi nên lượng dừa già để khô không nhiều, chưa kể mưa xuống làm dừa lâu khô hơn nhiều so với mùa nắng khiến sản lượng dừa khô giảm mạnh, trong khi các đại lý bên Bến Tre đã mua dừa khô trở lại, từ đó đẩy giá dừa khô tăng.
Theo số liệu thống kê, Tiền Giang hiện có 14.320 ha trồng dừa, chủ yếu là trồng xen trong vườn nhà, ở các bờ ruộng, bờ bao... với sản lượng dừa thu hoạch 97.651 tấn. Giá dừa uống nước xuống thấp, lại khó bán trong khi diện tích trồng ngày tăng nhanh khiến cho người trồng dừa không khỏi băn khoăn lo sợ cung vượt cầu. Nhiều nông dân hy vọng đợt hạn bà Chằn này sẽ giúp dừa tươi đảo chiều tăng giá trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến năm 2020, tồng đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng lên 17.800 con, (tăng hơn 10.000 con so với hiện nay). Do đó tỉnh đang xúc tiến các phương pháp tăng số lượng đàn bò sữa, chủ yếu bằng 2 cách là tăng cơ học và sinh học.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ khi những vướng mắc, bất cập trong chính sách được giải quyết thì ngành chăn nuôi mới đủ sức đương đầu trước “sóng lớn” khi gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án áp dụng “3 giảm, 3 tăng” và kỹ thuật SRI, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa tại xã An Bình Tây, huyện Ba Tri.
Ngày 11/9, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đi thực địa đánh giá bộ giống lúa chịu mặn trồng khảo nghiệm tại các xã An Hòa, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, ngày 10-9.