Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa tôm thất bát

Mùa tôm thất bát
Ngày đăng: 26/06/2015

Tôm chết liên miên

Đứng bên dãy hồ tôm thuộc khu vực thôn Bạch Thạch (Lộc Điền) vừa xử lý sau khi phát hiện tôm chết, ông Lê Quang Bé rầu rĩ: “Giữa tháng 2 vừa rồi, tôi cùng người anh họ Nguyễn Văn Phước đầu tư thả nuôi 6 hồ tôm với diện tích 5 ha. Vụ trước nuôi có lãi nên dồn sức cho vụ tôm năm nay với chi phí con giống, thức ăn... hơn 2 tỷ đồng. Không ngờ tôm nuôi chưa đến 2 tháng tuổi lại gặp nắng nóng và trận mưa lớn vào cuối tháng 3 làm độ mặn trong hồ giảm đột ngột, tôm chết hàng loạt, trở tay không kịp”. Dẫn tôi đi thăm các hồ vừa được vệ sinh, ông Bé nói thêm, nếu thời tiết thuận lợi, không gặp trận mưa đó, thời điểm này thương lái đã vào ra khu vực hồ tôm của ông nhộn nhịp. “Nuôi tôm là canh bạc. Cơm gần vào miệng vẫn rơi ra. Không ai ngờ vụ này chúng tôi mất chì lẫn chài, vì bán tôm như đổ, lỗ hơn 1,5 tỷ đồng so với vốn đầu tư ban đầu”, ông Bé chua xót.

Ông Lê Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Điền cho biết, năm nay toàn xã đưa vào nuôi 179 ha tôm; trong đó có 129 ha chuyên tôm và 50 ha tôm xen cua, cá. Do thời tiết khắc nghiệt, đến thời điểm này trên địa bàn có gần 70 ha ao hồ nuôi chuyên tôm các thôn Miêu Nha, Bát Sơn, Bạch Thạch chết gần 50-60%. Nhiều chủ nuôi có kinh nghiệm, như ông Phạm Tấn Liễu, thôn Bạch Thạch; ông Bùi Nhọn, thôn Miêu Nha tưởng vụ tôm này ăn chắc không ngờ nắng nóng kéo dài, tôm chết rải rác buộc phải bán rẻ. Theo ông Việt, thời điểm này, Lộc Điền đã thu hoạch 90% diện tích ao hồ, ước sản lượng đạt chưa đến 90 tấn, so với mùa tôm 2014, giảm gần 50%.

Xuôi về xã Vinh Hưng, địa bàn nuôi tôm khá lớn ở Phú Lộc nhưng bây giờ các chủ nuôi nơi đây héo ruột gan khi nhắc đến chuyện tôm. Ông Nguyễn Đức Khánh, thôn Phụng Chánh, Vinh Hưng cho biết: “Đầu vụ tôi đầu tư hơn 150 triệu đồng thả nuôi 30 vạn con tôm ươm và 1,5 triệu tôm post xen với cua và cá dìa với hơn 10 ha. Cuối tháng 4/2015, tôm nuôi chết sạch, không bán được đồng nào”. Theo ông Khánh, đây là lần đầu tiên nuôi tôm xen ghép thất bại. Mấy năm trước, thời tiết thuận lợi, tôm phát triển bình thường, với diện tích ao hồ của gia đình mỗi vụ thu được 1,5 - 2 tấn tôm, kiếm 200 - 300 triệu đồng. Bây giờ, vợ chồng anh đang sốt ruột vì nợ đọng ngân hàng gần cả trăm triệu bạc đến kỳ hạn chưa trả được.

Ông Trần Dược, chủ nuôi tôm có kinh nghiệm sống cùng khu vực ông Khánh than thở: “Vụ này nuôi 8 hồ tôm xen ghép nhưng đến thời điểm này tôm nuôi đã chết hết. Giờ hy vọng vào cá và cua, nhưng thời tiết cứ nắng nóng kéo dài, nguy cơ mất mùa rất cao?".

Sản lượng không cao

Ông Hầu Văn Ánh, Chủ nhiệm HTX Đại Thắng (Vinh Hưng) thở dài khi tiếp tục đưa chúng tôi thăm các đồng tôm trên địa bàn. Ông nói, chưa có năm nào thời tiết khắc nghiệt như ri. Đầu tháng đến nay, bà con ở Vinh Hưng ăn ngồi không yên vì thấy diện tích hồ tôm chết rải rác. Năm 2015, HTX Đại Thắng có 300 hộ tham gia nuôi tôm xen ghép khoảng 260 ha, nhưng đến thời điểm này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm vì tôm chết.

Theo Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phú Lộc, năm 2015, toàn huyện đưa vào nuôi 938 ha tôm; trong đó 778 ha tôm xen ghép, số còn lại là diện tích chuyên tôm. Đến thời điểm này có hơn 200ha tôm chết; trong đó có hơn 160ha tôm xen ghép. Các địa bàn có diện tích tôm chết nhiều, như Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Trì, Lộc Điền, thị trấn Phú Lộc.

Tìm hiểu nguyên nhân trên, ông Mai Văn Xĩ, Phó phòng NN & PTNT Phú Lộc lý giải: “Xuất phát từ việc các ao hồ bị tình trạng ngọt hóa kéo dài, độ mặn thấp, trong khi đó thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ chênh lệch ngày đêm quá cao, tôm nuôi lại được thả dày đặc... là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh ở tôm bùng phát”. Trước tình trạng tôm chết diễn ra, huyện Phú Lộc cử cán bộ trực tiếp thực tế kiểm tra, hướng dẫn người nuôi áp dụng đúng quy trình nuôi tôm nước lợ, đồng thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi như đã hướng dẫn.

Hiện tại, Phòng NN & PTNT Phú Lộc khuyến cáo người dân nên nuôi 1 vụ theo phương thức xen ghép với cua cá. Khi thả nuôi phải vệ sinh ao hồ theo hướng dẫn, cho thức ăn giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm. Đặc biệt, khi xuống giống ở mật độ vừa phải khoảng 200 con/m2 để tôm phát triển, hạn chế dịch bệnh xảy ra.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Chăn Trâu Chạy Đồng Phú Yên Chăn Trâu Chạy Đồng

Mới 1 giờ sáng, vợ chồng ông Trần Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hiền Dung ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) lục đục thức dậy lùa trâu xuống cánh đồng phường 9, TP Tuy Hòa đang thu hoạch lúa để thả ăn. Trong đêm tối, hai vợ chồng “kèm” bầy trâu 7 con, vượt qua chặng đường 30 cây số, mờ sáng trâu mới “lọt” xuống cánh đồng ung dung gặm gốc rạ.

15/09/2014
Từ 400m2 Nuôi Ếch, Mỗi Năm Thu 200 Triệu Đồng Từ 400m2 Nuôi Ếch, Mỗi Năm Thu 200 Triệu Đồng

Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.

24/02/2014
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Nái Ngoại Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Nái Ngoại

Sau hơn 10 năm phát triển, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt của gia đình anh Lê Văn Khánh, xã Linh Sơn đã trở thành một trong số ít các địa chỉ cung cấp lợn thương phẩm quy mô lớn của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Trang trại này đã đem lại cho gia đình anh lợi nhuận gần 400 triệu đồng mỗi năm.

24/03/2014
Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu! Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu!

Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.

24/02/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được Trạm Khuyến nông huyện Kbang (Gia Lai) thực hiện thí điểm trên 1 ha mía của gia đình ông Phan Tấn Mười (thôn 3, xã Đông). Chỉ sau vài tháng triển khai, hệ thống này đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm vượt trội của mình, hứa hẹn đem lại những kết quả khả quan cho nông dân trồng mía.

24/03/2014