Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa tiêu ở Lộc An (Bình Phước)

Mùa tiêu ở Lộc An (Bình Phước)
Ngày đăng: 28/04/2015

Những “vua” trồng tiêu

Buổi sáng tháng 4, dưới cái nắng gắt của mùa khô, trên những con đường ở biên giới Lộc An gió khẽ đưa thoang thoảng hương thơm của hoa cà phê trộn lẫn mùi nồng cay của tiêu đang vào mùa chính vụ.

Thời điểm này Lộc An đang thu hoạch giống tiêu Trung (tiêu Lộc Ninh, là giống chiếm hơn 70% diện tích ở Lộc An). Anh Điểu Thương cho biết: Ấp 54 có 70% số hộ là người Xêtiêng và chiếm hơn 30% diện tích tiêu của xã với hơn 300 ha, năng suất bình quân khoảng 3 tấn/ha, thấp hơn nhiều nơi khác do nhiều diện tích tiêu già và chủ yếu là giống tiêu Trung (cho năng suất thấp hơn giống tiêu Vĩnh Linh hay Ấn Độ).

Chúng tôi đến thăm vườn tiêu 5.500 nọc, 15 năm tuổi của gia đình anh Kiều Bá Gia đang vào mùa thu hoạch chính ở tổ 7. Anh Gia là một trong những người “chung thủy” với giống tiêu Trung. Anh vui vẻ lý giải sản lượng không cao bằng giống Vĩnh Linh nhưng trước đây người trồng thích giống tiêu Trung bởi năng suất đều và bền.

Vườn tiêu của anh Gia mới hái 2 tuần, thu 5 tấn và chưa biết tổng sản lượng, bởi còn rất nhiều trụ chưa hái. Năm 1998, do ảnh hưởng khô hạn kéo dài, sản lượng tiêu thế giới giảm nên giá tiêu lên đỉnh điểm với 5kg tiêu mua được 1 chỉ vàng. Sức hấp dẫn lợi nhuận của tiêu đã thu hút nhiều người bỏ buôn bán dịch vụ ở thị trấn Lộc Ninh như anh Gia vào vùng sâu, xa học nghề trồng tiêu.

Nhưng ngay sau đó, họ phải vượt qua 7 năm giá rớt (2000 - 2007) để lại được giá trong những năm gần đây và trở thành những người trồng tiêu giỏi.

Khuôn mặt tròn, trắng trẻo, luôn nở nụ cười tươi, không ai nghĩ anh Lê Văn Nam (35 tuổi) ở tổ 5 đã gắn bó với tiêu gần 20 năm. Hiện ba chị em anh Nam có khoảng 5 ha tiêu 8 - 15 năm tuổi và là những vườn tiêu giống Vĩnh Linh đẹp nhất ở Lộc An. Anh Nam phấn khởi: Giống Ấn Độ, Vĩnh Linh năng suất cao nhưng năm được năm mất.

Riêng gia đình chưa có năm nào mất mùa mà chỉ kém khoảng 20% so với năm được mùa. Nhiều người cho rằng, chị em tôi may mắn chọn được giống tiêu đẹp, chuỗi dài, sây, lá nhỏ nhưng theo tôi, quan trọng nhờ công chăm sóc nên hái được “trái thơm”.

Chị em anh Nam “mê” tiêu giống Vĩnh Linh bởi hạt to, vỏ mỏng, dung lượng luôn đạt trên 550g/lít, giá cao. Thời điểm này, tiêu Vĩnh Linh đã hái xả, bình quân sản lượng giảm 40% so với năm 2014, nhưng vườn của chị em anh Nam vẫn còn hơn 50% sản lượng, năng suất ước đạt 4kg/nọc (gấp 2 lần so với tiêu Trung).

Anh Điểu Thương phấn khởi: Trời cho Lộc An có diện tích đất đỏ bazan phong phú, có nguồn nước hợp với cây tiêu, nhưng “vốn” quý nhất của những người trồng tiêu giỏi ở đây là tấm lòng “chung thủy” để chắt lọc kinh nghiệm giữ vườn tiêu xanh ngắt, trải dài trên biên giới. Ở Lộc An có hàng trăm người trồng tiêu giỏi như anh Gia, chị em anh Nam. Kinh nghiệm quý nhất để giữ tuổi thọ tiêu cao là hữu cơ hóa vườn tiêu bằng bón phân chuồng, không sử dụng các hoạt chất độc hại bị cấm để xịt vườn, diệt cỏ.

Nông dân thời @

Tại vườn tiêu của gia đình, anh Gia và anh Nam đều cho thấy nguyên tắc thu hoạch là hái chọn những chuỗi tiêu già, căng tròn có lốm đốm nhiều trái chín đỏ. Bởi bỏ tiền, tốn công chăm sóc cả năm để thu tiêu vài tháng, nếu hái cả chùm non sẽ cho dung lượng nhẹ, giá giảm. Anh Gia và anh Nam đều là thành viên Câu lạc bộ phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững ấp 54.

Ở Lộc An hiện có 3 câu lạc bộ (cả tỉnh có 24 câu lạc bộ), 60 thành viên, tổng diện tích 87 ha. Là khuyến nông viên, anh Điểu Thương được giao nhiệm vụ theo dõi 3 câu lạc bộ. Sản phẩm tiêu ở Lộc Ninh và đặc biệt là của thành viên các câu lạc bộ ở Lộc An được Công ty chế biến gia vị Nedspice Việt Nam đánh giá cao, mua giá cao hơn.

10 giờ sáng, những bao tiêu cũng đã được chủ vườn thu gom về phơi. Anh Gia và anh Nam đều cho biết, tiêu hái được đều phơi 2 - 2,5 nắng, sàng sảy sạch và cất vào kho đợi 2 - 3 tháng sau mới xuất kho bán dần khi được giá. Bởi vào mùa nếu ồ ạt bán tiêu sẽ làm thị trường dội và nhà nhập khẩu có cơ hội ép giá nông dân.

Anh Nam cho rằng, đầu tư cho tiêu lớn hơn rất nhiều so với các nông sản khác. Người trồng tiêu muốn bán được giá phải biết tham khảo thị trường ở nhiều kênh và phải biết nhận định, đánh giá mất mùa hay được mùa để nắm bắt cung cầu và bán sản phẩm thời điểm nào có lợi. Mùa thu hoạch tiêu, anh Nam và hàng trăm hộ trồng tiêu ở Lộc An thường xuyên vào internet để tham khảo sản lượng các nước trồng tiêu trọng điểm, qua khuyến cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, các nhà khoa học để nhận định thị trường, đồng thời theo dõi diễn biến giá cả trên internet và qua tổng đài của Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất kho bán.

Sản xuất tiêu sạch theo hướng bền vững, người trồng tiêu Lộc An góp phần xây dựng, quảng bá thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh. Không bán tiêu ồ ạt để điều tiết thị trường, những nông dân thời @ ở Lộc An cũng góp phần làm cho Việt Nam cầm trịch trên thị trường hồ tiêu thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Hiệu Quả Cho Tôm Nuôi Ở Đà Nẵng Mô Hình Hiệu Quả Cho Tôm Nuôi Ở Đà Nẵng

Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.

13/06/2014
Cuối Vụ, Vẫn Đánh Bắt Được Cá Bông Lau Cuối Vụ, Vẫn Đánh Bắt Được Cá Bông Lau

Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.

05/07/2014
Làm Giàu Từnuôi Gà Siêu Trứng Ở Làm Giàu Từnuôi Gà Siêu Trứng Ở

Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.

05/07/2014
Hội Thảo Mô Hình Trình Diễn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng Sinh Học Hội Thảo Mô Hình Trình Diễn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng Sinh Học

Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.

13/06/2014
Dịch Bệnh Trên Lúa Hè Thu Đang Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Lúa Hè Thu Đang Diễn Biến Phức Tạp

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

05/07/2014