Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mưa Lớn Làm Ngập Úng Hàng Trăm Công Rẫy Hoa Màu Ở Xã Phú Hiệp

Mưa Lớn Làm Ngập Úng Hàng Trăm Công Rẫy Hoa Màu Ở Xã Phú Hiệp
Ngày đăng: 03/10/2014

Cơn mưa lớn rạng sáng ngày 30/9/2014 đã làm ngập úng cục bộ gần 180 công đất rẫy trồng hoa màu ở Tổ hợp tác số 1, ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông.

Nông dân canh tác hoa màu ở đây đang khẩn trương đào đất đắp bờ bao ngăn nước tràn vào rẫy và đem máy dầu bơm nước ra chống úng cho cây trồng... nhưng xem ra vẫn không chống kịp. Bà con trồng màu đang rất lo lắng.

Ông Trần Văn Liền ngụ ấp Hiệp Bình, xã Phú Hiệp cho biết: Gia đình ông canh tác gần 20 công rẫy dưa hấu và kiệu.

Dưa hấu đã được gần 30 ngày, đang xử lý ra bông lấy trái; còn cây kiệu cũng được 40 ngày... nhưng cơn mưa vừa qua đã làm ngập toàn bộ diện tích trồng dưa và kiệu của ông. Từ sáng sớm, khi cơn mưa chưa dứt hẳn, ông đã ra đồng đào đất đắp bờ ngăn nước tràn vào rẫy và đặt máy bơm dầu rút nước ra chống úng. Ông Liền nói: “Dưa sắp lấy trái, bây giờ bị ngập nước; thiệt hại 80 - 90%.

Mong chính quyền chi viện thêm bơm điện, chứ đồng này 4 - 5 ngàn công mà có 2 ụ bơm thì không thể nào chống úng nổi”.

Tổng diện tích Tổ hợp tác này có khoảng 4.700 công. Trong đó, có gần 180 công đang trồng các loại hoa màu như: dưa hấu, củ kiệu, khoai môn, bầu, bí, ớt... hầu hết diện tích cây trồng này đều bị ngập nước.

Mặc dù, Tổ hợp tác đã có trạm bơm điện, với 2 mô-tơ và 2 ống bơm lớn đang chạy hết công suất để bơm rút nước ra, nhưng xem ra vẫn không kịp để cứu hoa màu. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND xã Phú Hiệp cho biết: Địa phương đang huy động máy bơm và làm việc với chủ máy nước, đem vào rẫy khẩn trương bơm nước ra cứu diện tích hoa màu đang bị ngập úng.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân còn “thờ ơ” với VietGAP Nông dân còn “thờ ơ” với VietGAP

Đến cuối năm 2015, muốn nuôi cá tra xuất khẩu, ngư dân phải nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là điều kiện bắt buộc mà Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Song, ngư dân trong tỉnh An Giang hiện vẫn “thờ ơ” với quy định này.

16/04/2015
Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

16/04/2015
Nuôi dê thịt ở miền Tây Nuôi dê thịt ở miền Tây

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.

16/04/2015
Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức

Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

16/04/2015
Thử nghiệm nuôi gà sinh sản an toàn sinh học Thử nghiệm nuôi gà sinh sản an toàn sinh học

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa thử nghiệm mô hình nuôi gà sinh sản bằng phương pháp an toàn sinh học với 5.700 con gà mía bố mẹ tại 16 hộ dân ở hai xã Tiến Dũng và Cảnh Thụy.

16/04/2015