Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân

Lúa bị ngập úng do mưa lớn kéo dài
Phóng viên ghi nhận tại các địa phương đã xuống giống như: xã Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B lúa bị ngập úng, nông dân phải sạ lại nhiều lần.
Đây là những khu vực có địa hình thấp nên thường đọng nước sau mỗi lần mưa.
Nông dân Trần Văn Tháng ngụ ấp 1, xã Thường Phước 1, cho hay: “Do trời mưa kéo dài, tôi bị thiệt hại 25 công đất mới sạ.
Chi phí xuống giống khoảng 400.000 đồng/công, nông dân khó có lời trong vụ đông xuân”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, trên địa bàn huyện có hơn 1.100ha lúa mới xuống giống bị thiệt hại.
Trước mắt, ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường công suất các máy bơm điện phục vụ bơm tiêu úng đối với diện tích bị ngập úng, tránh gây thất thoát cho nông dân, đồng thời tại các ruộng lúa, nông dân tích cực đào rãnh thoát nước ra đường nước của hợp tác xã để hạn chế thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

Năm 2013 Sóc Trăng đạt sản lượng 44.000 tấn tôm, cao gấp 3 lần so với năm 2011. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào con số 2,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Chỉ tính riêng 2 nhà máy tại Khu công nghiệp An Nghiệp, giá trị xuất khẩu đã đạt 170 triệu USD.

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Có được kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khắc phục kịp thời tình trạng thiếu nguyên liệu. Năm 2013, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh đạt xấp xỉ 98.000 tấn, đáp ứng được 40% nguyên liệu cho các nhà máy, còn lại các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để đủ chế biến…

Trời vừa hửng nắng, ở Làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, không khí lao động rất khẩn trương. Các hộ dân làng nghề tất bật xử lý cá nguyên liệu để phơi kịp nắng, chuẩn bị nguồn cá khô phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2014 sắp đến.