Mùa hồng Nam Anh

Hồng đã bén đất Nam Anh từ lâu đời, nhưng trước đây bà con trồng không nhiều vì đất ít đã đành, đây lại là loài cây “khó tính, khó chiều”.
Tuy nhiên, sau khi dự án “Phục tráng giống hồng địa phương” do Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ, cây hồng Nam Anh đã thực sự trở thành thương hiệu, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Trong 9 xóm của xã thì có tới 4 xóm xem đây là cây trồng “chiến lược” với tổng diện tích trên 40 ha.
Bình quân mỗi năm toàn xã thu hoạch được trên dưới 500 tấn quả, tạo nguồn thu khoảng 6 tỷ đồng.
Cây hồng gần 50 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Chất (xóm 6) mùa này cho gần 3 tạ quả.
Hồng trên đất Nam Anh có 2 loại: hồng trứn (quả to, màu đỏ) và hồng cậy (quả nhỏ, màu vàng Chị Hồ Thị Hồng (Xóm 5) cho hay: hồng muốn ngon còn thùy thuộc kỹ thuật ngâm.
Ngâm quá lâu thì sẽ mất đi vị ngọt nhưng nếu ngâm chưa tới thì quả sẽ bị chát.
Trên địa bàn xã Nam Anh hiện có 5 hộ bao tiêu hơn 70% số hồng của người dân. Hồng Nam Anh đã có mặt ở thị trường trong ngoài tỉnh.
Vào vụ thu hoạch, có rất nhiều lái buôn tìm đến xã Nam Anh thu mua hồng
Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.
Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

“Dự án trồng cam hữu cơ tại xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) nhằm giúp nông dân sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” - ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội nông dân Tuyên Quang chia sẻ.

Dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng trên ruộng rau, sự khác biệt là cây mọc chậm nhưng xanh bền, củ cải mập, nhẵn bóng và ăn ngon hơn.

Trung tâm sẽ do Công ty TNHH Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa ĐBSCL xây dựng, phát triển với mục đích nâng cao kiến thức xử lý hạt giống cũng như giới thiệu và ứng dụng công nghệ xử lý giống hiện đại vào thị trường Việt Nam.