Mưa Dầm, Lúa Giảm Giá

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, trong những ngày qua ở một tỉnh vùng ĐBSCL nông dân thu hoạch lúa hè thu muộn và thu đông sớm gặp thời tiết bất lợi.
Một số thương lái tại TP Cần Thơ cho biết, trong 4 ngày qua giá thu mua gạo tại kho các DN đồng loạt giảm giá 150 đ/kg nhưng không rõ nguyên do. Theo đó giá lúa trong vùng chẳng những không tăng mà lúa ướt còn bị giảm giá.
Một thương lái ở quận Ô Môn (Cần Thơ) cho biết, đã đặt tiền cọc thu mua 700 công (tương đương khoảng 70 ha) lúa IR50404 với điều kiện lúa gặt bằng máy giá 4.700-4.750 đ/kg, còn nếu lúa ướt do bị đổ ngã phải gặt tay chỉ mua 3.800-3.700 đ/kg, thậm chí sẽ không mua. Vì lúa ướt không kịp thời phơi sấy bị ẩm mốc xay xát ra gạo dễ bị ẩm vàng, khó bán cho các DN XK.
Hiện lúa hạt dài thương lái mua bằng giá lúa IR50404. Gạo nguyên liệu từ lúa IR50404 bán 7.250 đ/kg; gạo trắng 5% tấm giá thu mua tại kho các DN là 8.750 đ/kg, giảm 150 đ/kg so với ngày chủ nhật 14/9 vừa qua.
Cùng thời điểm này, vùng lúa hè thu muộn ở Sóc Trăng vừa thu hoạch hơn 40.000 ha trong tổng số diện tích gieo sạ hơn 190.000 ha. Ở một số huyện có vùng trồng lúa thơm thu hoạch gặp mưa kéo dài, lúa bị đổ ngã khiến năng suất giảm. Lúa ướt khó bán, giảm giá, lúa thơm ST5 bán tại ruộng còn 5.700 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.

Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) là trung tâm sản xuất giống thủy sản. Không chỉ cung cấp cho địa bàn trong tỉnh, những năm qua cùng với việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cộng với cơ chế khuyến khích của tỉnh, các cơ sở sản xuất giống ở đây phát triển nhanh đã trở thành trung tâm sản xuất giống có uy tín của cả khu vực Bắc miền Trung.