Mưa Dầm, Lúa Giảm Giá

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, trong những ngày qua ở một tỉnh vùng ĐBSCL nông dân thu hoạch lúa hè thu muộn và thu đông sớm gặp thời tiết bất lợi.
Một số thương lái tại TP Cần Thơ cho biết, trong 4 ngày qua giá thu mua gạo tại kho các DN đồng loạt giảm giá 150 đ/kg nhưng không rõ nguyên do. Theo đó giá lúa trong vùng chẳng những không tăng mà lúa ướt còn bị giảm giá.
Một thương lái ở quận Ô Môn (Cần Thơ) cho biết, đã đặt tiền cọc thu mua 700 công (tương đương khoảng 70 ha) lúa IR50404 với điều kiện lúa gặt bằng máy giá 4.700-4.750 đ/kg, còn nếu lúa ướt do bị đổ ngã phải gặt tay chỉ mua 3.800-3.700 đ/kg, thậm chí sẽ không mua. Vì lúa ướt không kịp thời phơi sấy bị ẩm mốc xay xát ra gạo dễ bị ẩm vàng, khó bán cho các DN XK.
Hiện lúa hạt dài thương lái mua bằng giá lúa IR50404. Gạo nguyên liệu từ lúa IR50404 bán 7.250 đ/kg; gạo trắng 5% tấm giá thu mua tại kho các DN là 8.750 đ/kg, giảm 150 đ/kg so với ngày chủ nhật 14/9 vừa qua.
Cùng thời điểm này, vùng lúa hè thu muộn ở Sóc Trăng vừa thu hoạch hơn 40.000 ha trong tổng số diện tích gieo sạ hơn 190.000 ha. Ở một số huyện có vùng trồng lúa thơm thu hoạch gặp mưa kéo dài, lúa bị đổ ngã khiến năng suất giảm. Lúa ướt khó bán, giảm giá, lúa thơm ST5 bán tại ruộng còn 5.700 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2014. Đồng thời hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch của Ngành Nông nghiệp.

Chiều 5-3, ông Huỳnh Văn Quân, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết: Giá khoai lang tím Nhật xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng rất mạnh, từ 830.000 - 860.000 đồng/tạ, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 300.000 - 350.000 đồng/tạ.

Giá mía nguyên liệu dao động ở mức thấp dẫn đến việc thua lỗ kéo dài nên hàng loạt nông dân ở ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía. Dọc các vùng mía trọng điểm ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Long An… nhiều ruộng mía biến thành những ao nuôi tôm, lên bờ trồng cây ăn trái, rau màu… Trước thực trạng cây mía đang bị hắt hủi, các nhà máy lo lắng thiếu nguyên liệu hoạt động trong thời gian tới.

Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 22 tỉnh. Ngày 4/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã có phiên họp thường kỳ. Theo đó, các đoàn công tác của Cục Thú y sẽ tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

Bộ NN&PTNT vừa có công điện yêu cầu các địa phương sớm hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận và công khai địa chỉ cơ sở chăn nuôi an toàn, không có dịch. Từ đó, có biện pháp khuyến khích tiêu thụ gia cầm sạch từ các cơ sở này.