Mùa Cá Ra

Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về mang theo lượng phù sa màu mỡ và lượng thủy sản rất lớn ban tặng cho người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ cá Trường Xuân (Tháp Mười) là nơi tiêu thụ cá tôm của người dân trong vùng Đồng Tháp Mười đánh bắt được. Tại đây các thương lái thu mua và đưa đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh
“Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” đó là câu nói dân gian báo hiệu mùa nước bắt đầu tràn lên đồng mang theo nhiều tôm, cá. Nhiều loại ngư cụ được người dân sử dụng để bắt cá trên đồng
Vào các con nước kém khi nước bắt đầu rút, cá trên đồng theo nước bơi ra sông mà người dân nơi đây gọi là “mùa cá ra”, người dân tập trung xuồng, ghe và nhiều loại dụng cụ để đánh bắt cá. Ngả ba kinh xã An Phước (Tân Hồng) - một trong những điểm người dân tập trung đánh bắt cá
Cá linh là loại đặc sản mùa nước chỉ ở những tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long mới có. Trong những ngày cao điểm, đáy cá linh ở Vườn Quốc gia Tràm Chim “gạn” được hàng tấn cá linh.
Có thể bạn quan tâm

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới