Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mua Bán Thanh Long Ở Cửa Khẩu Vẫn Diễn Ra Bình Thường

Mua Bán Thanh Long Ở Cửa Khẩu Vẫn Diễn Ra Bình Thường
Ngày đăng: 18/10/2013

Đó là khẳng định của ông Ngô Minh Hùng - Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận khi trao đổi với phóng viên về việc có hay không tình trạng ùn tắc giao dịch thanh long tại cửa khẩu trong những ngày qua…

Cách đây vài ngày, bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam cho biết tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) xảy ra tình trạng ùn tắc giao dịch thanh long Bình Thuận qua Trung Quốc. Thông tin này dấy lên quan ngại cho địa phương, đặc biệt là với các doanh nghiệp và hộ sản xuất thanh long ở vùng chuyên canh thanh long lớn nhất Việt Nam.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, cách đây hơn chục ngày giá bán thanh long (chủ yếu của Bình Thuận) tại Lạng Sơn qua cửa khẩu Pò Chài- Trung Quốc dao động ở mức 17.000 - 18.000 đồng/kg tùy loại. Thời điểm đó, tại đây có từ 70 - 100 xe vận chuyển thanh long chờ giao dịch với bình quân khoảng 20 tấn hàng/xe. Tuy nhiên vài ba ngày trở lại đây, giá thanh long mua bán tại cửa khẩu đã giảm xuống còn 12.000 - 13.000 đồng/kg tùy loại, nhưng lượng hàng không nhiều do nguồn cung bị “đứt lứa”.

Thông tin mới nhất vào ngày 15/10 từ Sở Công Thương Lạng Sơn báo về: Hiện bên phía Trung Quốc tại cửa khẩu Pò Chài đã hết hàng thanh long, còn bên phía cửa khẩu Tân Thanh của Việt Nam thì lượng hàng rất ít. Riêng giá giao dịch thanh long tại hai cửa khẩu này vẫn duy trì ở mức khoảng 14.000 đồng/kg, điều này cũng không có gì bất thường vì giá cả là do quan hệ cung cầu quyết định…

Như vậy, thực tế cho thấy việc mua bán thanh long Bình Thuận ở cửa khẩu phía Bắc nước ta vẫn đang diễn ra bình thường. Đồng thời vấn đề thông quan, làm thủ tục, bến bãi ở cửa khẩu Tân Thanh cũng như thường ngày, còn phía cửa khẩu Pò Chài việc nhận hàng vẫn tiếp diễn và không có gì cản trở.

Ngay thời điểm này, thanh long Bình Thuận bắt đầu vào lứa hàng mới và các doanh nghiệp tiến hành thu mua bình thường, chỉ có điều giá cả giảm hơn so với trước do tình hình chung. Hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh sản phẩm lợi thế của địa phương vẫn chưa phát hiện vấn đề gì khác thường, hoặc khó khăn trong tiêu thụ thanh long.

Hơn nữa trước thông tin ùn tắc mua bán thanh long qua cửa khẩu, Sở Công Thương Bình Thuận cũng chưa ghi nhận bức xúc bi quan nào từ các doanh nghiệp. Song với mức giá thu mua cách đây hơn chục ngày so giá giao dịch tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài vài ngày qua, một số doanh nghiệp đã phải chịu lỗ…

Với thực trạng hiện nay, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương Bình Thuận cho rằng các doanh nghiệp địa phương cần hết sức chú ý trong việc mua bán thanh long. Ngoài tìm kiếm khách hàng tin cậy, doanh nghiệp cũng phải thường xuyên theo dõi dự báo tình hình cung - cầu tại các cửa khẩu để có kế hoạch xuất hàng phù hợp.

Thêm nữa khi mua bán qua biên giới, doanh nghiệp địa phương nên chú ý đến tình hình thời tiết, sự kiện sắp diễn ra bên Trung Quốc (lễ tết, quốc khánh…) vì qua đó có thể làm tăng cầu hay giảm cầu. Dù vậy các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Thuận cũng phải liên kết và hỗ trợ nhau, tránh trường hợp tranh mua - tranh bán dễ dẫn đến rủi ro, thua lỗ về phần mình.

Được biết trong 9 tháng năm 2013, lượng thanh long xuất khẩu của Bình Thuận đạt khoảng 23.000 tấn và đem lại kim ngạch ước 18,5 triệu USD, tăng 6,5% so cùng kỳ năm ngoái. Dự báo với tình hình hiện nay, trong 3 tháng cuối năm 2013 địa phương có thể xuất khẩu thêm được 12.000 tấn thanh long và thu về kim ngạch khoảng 10 triệu USD…

VOV đưa tin: “Không có ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh”

Ngày 14/10/2013, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đưa tin “Không có ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh” và cho biết hoạt động xuất nhập khẩu ở đây vẫn diễn ra bình thường… Về tình trạng một số xe tải chở thanh long xuất khẩu ở miền Nam ra nằm lại khu vực cửa khẩu mà không xuất sang Trung Quốc, lãnh đạo Chi cục Hải quan Tân Thanh lý giải, ngoài nguyên nhân nghỉ lễ Quốc khánh phía Trung Quốc còn lý do khác là thương nhân trong nước chờ được giá mới làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng. Vì vậy, khi đưa hàng lên Tân Thanh họ không làm thủ tục ngay mà nằm chờ ở cửa khẩu. Điều này là do sự chủ động của doanh nghiệp để hàng ở cửa khẩu, chứ không phải hàng hóa muốn xuất khẩu mà không xuất được do ách tắc ở cửa khẩu…


Có thể bạn quan tâm

Lúa Thu Đông Đạt Lợi Nhuận Cao Hơn Lúa Hè Thu Lúa Thu Đông Đạt Lợi Nhuận Cao Hơn Lúa Hè Thu

Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.

29/09/2013
Vùng Đầu Nguồn “Đói” Cá Đồng Vùng Đầu Nguồn “Đói” Cá Đồng

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

01/10/2013
Nhân Giống Thành Công Nhiều Loại Cá Quý Nhân Giống Thành Công Nhiều Loại Cá Quý

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

01/10/2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

01/10/2013
Xây Dựng Thương Hiệu Cho Cá Bống Bớp Ở Nghĩa Hưng (Nam Định) Xây Dựng Thương Hiệu Cho Cá Bống Bớp Ở Nghĩa Hưng (Nam Định)

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.

02/10/2013