Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mua Bán Hải Sản Từ Gốc

Mua Bán Hải Sản Từ Gốc
Ngày đăng: 07/10/2013

Chỉ cần điện thoại đặt hàng là hải sản từ nhiều vùng miền sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Dịch vụ cung cấp thực phẩm biển tận nhà đang nở rộ tại TP HCM. Dù là dịch vụ tự phát mang tính nhỏ lẻ nhưng nhiều điểm làm dịch vụ này luôn đặt chữ tín làm đầu nên được người tiêu dùng TP HCM đặt hàng.

Đi chợ theo tuần, theo tháng

Chị Thanh Tú - nhà ở quận 7, TP HCM, khách quen của chủ vựa chuyên giao đồ biển tươi sống ở TP Quy Nhơn (Bình Định) từ hơn năm nay - cho biết trước đó chị được một người quen cho một ít cá nục tươi, nói là đặt mua của vựa tận Quy Nhơn. Khi ăn, thấy cá mềm, ngọt thịt và thơm hơn hẳn cá mua ngoài chợ, từ đó chị Tú xin số điện thoại người bán rồi đặt hàng khi có nhu cầu. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp của chị Tú cũng theo đó đặt hàng vì hải sản từ gốc có chất lượng tươi ngon hơn hẳn hàng bán ở các chợ TP HCM. Ai mua nhiều thì đề nghị người bán đóng riêng từng thùng, người dùng ít thì hùn tiền mua chung. Giao dịch chủ yếu qua điện thoại, dựa trên sự quen biết và lấy chữ tín làm đầu. Người bán không sợ mất tiền, còn người mua cũng không lo cân thiếu hay mua phải đồ ươn... Cứ thế hằng tuần, tôm, cá, mực... từ Quy Nhơn được nhanh chóng chuyển thẳng đến địa chỉ yêu cầu.

Chị Phương Nam nhà ở quận 12, TP HCM lại chọn mối bán hàng ở tận TP Nha Trang (Khánh Hòa). Mỗi tháng, chị đặt mua 1 thùng hải sản khoảng 2 triệu đồng, đủ các loại với giá: mực tươi từ 120.000 - 180.000 đồng/kg (tùy loại), hàu đã tách vỏ giá 80.000 đồng/kg, cá nục 40.000 - 50.000 đồng/kg. Ngoài ra, thỉnh thoảng chị đặt mua thêm cá bớp, cá bò da, cá chim trắng… Hải sản đều đã được làm sạch, đóng riêng từng bịch (mỗi bịch chừng 1 kg), người mua chỉ việc cất vào tủ đông, mỗi lần ăn lấy ra từng bịch rã đông là có thể chế biến ngay.

Chúng tôi liên hệ với anh Công, chủ một vựa hải sản ở Phú Quốc, đặt mua 1 thùng cá thu. Anh Công cho biết mấy ngày nay biển động, ít có cá thu nên giá hơi cao, 170.000 đồng/kg. Khi giao hàng, như một cách tiếp thị, anh Công bỏ thêm vào thùng một con cá măng và vài con cá bống đục để chúng tôi dùng thử, nếu ưng ý lần sau đặt mua. Thùng cá được chuyển đến rất sớm và còn tươi nguyên hương vị biển.

Hiện nay, tại TP HCM, có nhiều bà nội trợ đã chọn phương thức mua đồ biển tận gốc chứ không còn thói quen đi chợ mỗi ngày để tìm mua cá tươi như trước.

Sống được nhờ uy tín

Chị Vĩnh, chủ một vựa cá ở TP Nha Trang khoe: Trước đây khi chưa mở dịch vụ bán hàng tận nhà, các chủ vựa như chị thường bị thương lái từ TP HCM làm khó. Họ có phương tiện vận chuyển riêng nên hay ép giá. Hôm nào trời yên biển lặng, cá về nhiều là họ thay nhau ép giá. Có thương lái lấy hàng rồi nhưng cả tháng sau mới chịu thanh toán tiền nên lúc chúng tôi cần tiền không biết xoay xở ra sao.

Cũng theo chị Vĩnh, khoảng nửa năm trở lại đây, lượng người tiêu dùng ở TP HCM đặt mua cá trực tiếp từ vựa của chị ngày càng đông. “Do mua bán lẻ nên sau khi trừ tiền vận chuyển, tiền đóng gói và công sơ chế, tiền lời thực tế không cao hơn bán cho mối sỉ nhưng được cái nhận “tiền tươi” nên các chủ vựa không lo đọng vốn” - chị Vĩnh chia sẻ. Qua thực tế bán hàng giao tận nhà từ một năm nay, anh Công cho rằng dù lời không nhiều nhưng nếu giữ được chữ tín, người bán vẫn “sống khỏe”.

Theo anh Công, khi gửi hàng hải sản cho khách bao giờ anh cũng ưu tiên chọn loại ngon nhất mua từ những tàu câu ngắn ngày nên khách hàng rất thích. Anh cũng lưu ý người tiêu dùng khi đặt hàng nên tham khảo trước các chủ vựa. Do nắm rõ quy luật con nước và thời tiết nên các chủ vựa sẽ chỉ dẫn tận tình cho khách mua loại cá nào theo từng thời điểm cụ thể để được cá ngon và rẻ. Đề nghị chủ vựa lấy hải sản câu hoặc đánh bắt gần bờ sẽ tươi ngon hơn.

Cá nục, cá ngừ và mực ống bán chạy nhất

Tại hẻm 135 Trần Hưng Đạo, quận 1,TP HCM, bà Nguyễn Thị Lang chuyên chuyển hàng từ Quy Nhơn vào mỗi thứ sáu hằng tuần. Người mua cứ theo đó tới là có hàng tươi lấy ngay. Chỉ trong buổi sáng, bà Lang bán sạch hơn 100 kg thủy hải sản các loại. Theo bà Lang, các loại cá nục, cá bạc má, cá ngừ và mực ống được tiêu thụ nhiều do giá rẻ và dễ chế biến. Các loại tôm hùm, hàu, cá bò da, cá măng... chỉ khi có người đặt trước bà mới lấy hàng vì đây là loại hải sản có giá hơn lại kén người ăn, vì thế bà không dám trữ hàng lâu sợ mất tươi.


Có thể bạn quan tâm

Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

30/07/2013
Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

30/07/2013
Anh Nguyễn Đức Minh, Bám “Nước” Làm Giàu Anh Nguyễn Đức Minh, Bám “Nước” Làm Giàu

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

30/07/2013
Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

30/07/2013
Phát Triển Nghề Muối Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Nghề Muối Theo Hướng Bền Vững

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

30/07/2013