Một trận mưa to, rau xanh tăng giá gấp đôi

Tranh thủ lúc ngớt mưa, chạy qua sạp rau tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) bảo chủ hàng bán cho một mớ rau cải canh, chị Nguyễn Thị Hòa nhà ngay gần chợ Đại Từ rút ngay 4.000 đồng ra trả theo thói quen, song, chị gần như ngã ngửa khi chủ hàng nói thiếu 2.000 nữa vì rau này nay đã tăng lên 6.000 đồng/mớ.
“Đấy, mới mưa từ hôm qua đến nay thôi mà rau xanh đã tăng giá như vậy rồi, hỏi thì lúc nào họ cũng có “bài ca muôn thuở” - rau xanh khan hàng tăng giá vì mưa ngập, rau thối nát. Trong khi các sạp chợ vẫn ê hề, rau chất thành đống ở chợ”, chị Hòa than thở.
Mưa lớn khiến rau xanh tại các chợ trên địa bàn Hà Nội tăng giá mạnh
Thực tế, theo khảo sát của PV tại các chợ Đại Từ, Mai Động trên địa bàn quận Hoàng Mai vào sáng ngày 18/9 cho thấy, hầu hết các loại rau củ quả tại chợ đều tăng giá mạnh so với thời điểm trước khi có mưa lớn.
Cụ thể, tại chợ Đại Từ, rau dền, mùng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; cải canh tăng từ 4.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải tăng 3.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo tăng hẳn 5.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, mướp đắng tăng 2.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Đợt này tăng giá mạnh nhất là cải ngồng, tăng hẳn 7.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg, nhiều sạp tại chợ còn bán 22.000 đồng/kg, tức tăng gần gấp đôi so với trước đó.
Tại chợ duy chỉ có mặt hàng rau muống giá vẫn ổn định ở mức 5.000 - 6.000 đồng/mớ tùy loại.
Lý giải về nguyên nhân giá rau xanh tăng mạnh, chị Định, chủ một sạp rau tại chợ Mai Động cho biết, chuyện mưa lớn khiến rau tại chợ tăng giá mạnh là chuyện thường, lần nào cũng như vậy.
Theo chị Định, mưa lớn suốt cả ngày hôm qua, đặc biệt là vào đêm qua, mưa liền cả đêm kéo cho đến sang nay khiến nhiều mối rau chở từ ngoại thành vào các chợ đầu mối không đi được nên nguồn cung rau bị thiếu hụt, cộng với chuyện mưa lớn, diện tích rau bị ngập tạm thời nhiều, người dân cũng không thể cắt rau đi bán nên giá rau ở chợ mới tăng mạnh như thế.
Đơn cử như, tại chợ này, mấy hàng rau bán lẻ trên xe đẩy hôm nay họ cũng nghỉ hết vì mưa lớn họ không thể ra ruộng cắt rau của nhà đi bán. Chị Định chia sẻ: “Như giá hành tươi hôm nay tăng mạnh, hôm trước khách chỉ cần mua 1.000 đồng tiền hành là có thể đủ nấu nhưng hôm nay phải mua tới 2.000 đồng”.
Ngoài ra, chị Định cũng cho hay, nếu trời vẫn còn mưa tiếp thì giá rau xanh tại chợ còn tăng mạnh hơn nữa vì nguồn cung thiếu hụt. Còn nếu ngớt mưa, giá rau xanh sẽ trở về và ổn định ở mức cũ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr