Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một tạ muối đổi được... 2 tô bún!

Một tạ muối đổi được... 2 tô bún!
Ngày đăng: 26/08/2015

Diện tích sản xuất muối tại Bình Định hiện là 213 ha, tập trung chủ yếu tại các xã ven biển thuộc huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước. Đồng muối Cát Minh (huyện Phù Cát) đang vào thời điểm cuối vụ. Đây là một trong những vựa muối lớn của Bình Định với 65 héc ta, hơn 600 hộ diêm dân trực tiếp sản xuất muối.

Hộ gia đình ông Trương Đình Du (ở thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh) sản xuất được 3,5 ha ruộng muối. Thu nhập gia đình đặt cả vào muối nên ngay từ đầu vụ ông Du dồn vốn thuê nhân công cải tạo lại toàn bộ diện tích bắt tay vào sản xuất. Năm nay nắng to, ít mưa nên muối được mùa. Nhưng chưa kịp mừng thì các diêm dân đã phải đối mặt với giá muối tuột thấp thê thảm. Với giá muối chỉ có 500 đồng/kg, gia đình ông hiện đã thu về được khoảng 20 triệu đồng, nhưng tính ra chi phí đã lên tới 40-50 triệu đồng!

Tương tự, diêm dân Huỳnh Ngọc Hân ở thôn Đức Phổ 2 (Cát Minh) có 0,5 ha ruộng muối, năm nay do chi phí đầu tư quá cao nên ông chỉ đưa vào sản xuất 0,2 ha. Thu về 15 tấn muối nhưng tiền bán muối chưa đủ bù chi phí.

Theo ông Hân để làm 1 sào ruộng muối phải tốn 20 công cải tạo ruộng, mỗi công thuê là 200.000đồng, tổng chi phí hết 4 triệu đồng/sào. Cộng vào đó là chi phí cho mỗi bao muối (50 kg) mà diêm dân phải chịu, bao gồm: tiền mua bao, tiền thuê công gánh muối, tiền hốt muối vào bao, bốc vác và nếu bán cho nhà máy thì tốn thêm tiền vận chuyển. Tổng chi phí cho mỗi bao muối lên đến 13.000 đồng. Trong khi đó, muối sạch trên ruộng trải bạt chỉ bán được giá 50.000 đồng/bao, còn muối thường hiện chỉ còn 26.000-27.000 đồng/bao. Vậy là một tạ muối thường, bán được chừng 50.000 đồng, chỉ đủ mua 2 tô bún!

Ông Võ Văn Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh, thừa nhận: Giá muối rớt mạnh, hiện nay chỉ ở mức 400-500 đồng/kg muối thường, và khoảng 700 đồng/kg muối sạch, giảm một nửa so với đầu vụ. Trong khi chi phí sản xuất như công làm đất, vận chuyển, bốc vác tăng hơn 30% so với năm trước. Bà con nông dân lỗ ròng mà không biết làm sao.


Có thể bạn quan tâm

Bằng Lãng (Bắc Kạn) Khai Thác Hiệu Quả Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Bằng Lãng (Bắc Kạn) Khai Thác Hiệu Quả Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.

14/07/2014
Hệ Thống Dây Chuyền Sấy Bã Sắn Hệ Thống Dây Chuyền Sấy Bã Sắn

Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). BDSTAR lắp đặt dây chuyền sấy bã sắn nhằm góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bã sắn khô sau khi sấy dùng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.

03/12/2014
Hậu Giang Xuống Giống Mía Hậu Giang Xuống Giống Mía

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay nước lũ thấp và rút nhanh nên bà con tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại giống mía được nông dân lựa chọn như K88-92, K84-95, KK3, KK6, ROC 16, ROC 22…

03/12/2014
Cử Nhân Về Quê… Nuôi Ếch Cử Nhân Về Quê… Nuôi Ếch

Tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008 anh Nguyễn Xuân Duy, xã Đức Thắng (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) về công tác ở Sở Thông tin – Truyền thông. Sau một thời gian làm ở cơ quan Nhà nước, “bỗng dưng” anh Duy xin nghỉ việc để về quê làm một anh nông dân “chân lấm, tay bùn”.

14/07/2014
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Tổng Kết Vụ Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Tổng Kết Vụ Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Ngày 17/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch nuôi tôm năm 2015. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thành Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các địa phương, hiệp hội nuôi tôm, doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nuôi tôm tiêu biểu trong tỉnh.

04/12/2014