Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả

Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả
Ngày đăng: 23/01/2015

Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng biện pháp hóa học, sinh học, các nhà khoa học và chuyên gia bảo vệ thực vật còn khuyến khích nhà vườn áp dụng biện pháp bao trái trên cây ăn quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu, bệnh gây ra.

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.
Hiện trên thị trường có nhiều loại túi bao được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như: túi xốp sử dụng cho bao trái ổi, túi bao chuyên dùng sử dụng trên cây xoài, túi lưới dùng để bao nhãn, túi nilon...
Các sản phẩm túi này được nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tùy vào túi tiền và đặc tính sinh trưởng của loại cây trồng mà nông dân có thể chọn loại bao thích hợp, tránh tình trạng loại túi chuyên dụng cho loại cây ăn quả này nông dân lại sử dụng cho loại cây ăn quả khác.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: “Đối với từng loại trái cây, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu từng loại túi bao chuyên dụng riêng biệt.
Trên cây xoài, các nhà khoa học cũng nhận thấy đối với từng loại giống sẽ có những loại túi bao khác nhau. Ví dụ: đối với loại bao màu vàng, phía trong màu đen thì thích hợp cho xoài cát chu, cát hòa lộc, thanh ca... Đối với túi bao màu đục hoặc túi bao màu trong thì thích hợp cho xoài Úc, xoài Đài Loan...
Ngoài tác dụng giảm thiệt hại do sâu bệnh, một số túi bao còn giúp tăng khả năng quang hợp, chuyển đổi sắc tố của trái cây, từ đó giúp tăng trọng lượng, làm cho trái có màu sắc đẹp. Theo nghiên cứu, giữa xoài bao trái và không bao, không khác biệt lớn về chất lượng, điểm khác biệt lớn nhất là khi bao trái sẽ giúp tăng thời gian bảo quản khoảng 5 ngày so với không bao trái”.
Khi sử dụng túi bao trái trên xoài sẽ giúp nhà vườn hạn chế thiệt hại tối đa do côn trùng và sâu, bệnh tấn công gây ra các loại bệnh như: bệnh thán thư, ruồi đục trái, sâu đục hạt quả; bệnh đốm trái do vi khuẩn tấn công, bệnh xì mủ trái... Tuy nhiên, khi sử dụng túi bao trái, ngoài việc chọn lựa túi bao trái chuyên dụng, phù hợp giống cây trồng đang canh tác, nhà vườn cần tham khảo ý kiến các nhà khoa học về kỹ thuật bao trái cũng như giai đoạn thích hợp để sử dụng... nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, hiện nay phần lớn nhà vườn ở Đồng Tháp ý thức hơn trong việc sử dụng túi bao trái trên xoài và nhiều loại cây ăn quả khác. Hiện tại, ở huyện Cao Lãnh có trên 80% diện tích xoài được nhà vườn ứng dụng kỹ thuật trên và ở TP.Cao Lãnh đã phát triển trên 40% diện tích xoài và đang tiếp tục được mở rộng. Một số cây ăn quả khác, nông dân cũng bắt đầu sử dụng bao trái phổ biến hơn như: mận, ổi, bưởi...
Ông Nguyễn Bá Minh - nông dân trồng ổi ở ấp 3, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh chia sẻ: “Trước đây, tôi và nhiều bà con nơi đây chỉ sử dụng bao nilon để bao ổi, mặc dù biện pháp này chi phí thấp, dễ làm nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Vì sử dụng bao nilon, ổi thường bị nám trái do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và dễ bị ruồi đục trái tấn công, làm cho tỷ lệ thất thoát khi thu hoạch cao.
Sau đó, tôi chuyển sang sử dụng bao trái ổi bằng bao xốp bên trong và bao nilon bên ngoài và kết hợp thêm một số biện pháp kỹ thuật mới thì nhận thấy kích cỡ và màu sắc của trái khá đồng đều, năng suất tăng trên 10% so với sử dụng túi bao bằng nilon, giá thành bán ra cũng cao hơn so với cách sản xuất truyền thống”.
Ngoài sử dụng các túi bao trái thông thường, nhiều nhà vườn còn sử dụng túi bao chuyên dụng có khả năng chuyển đổi sắc tố trên trái cây, làm cho trái cây có màu sắc lạ mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Là một trong những nông dân đầu tiên của TP.Cao Lãnh sử dụng túi bao màu vàng làm cho trái xoài có vỏ màu xanh chuyển sang màu vàng bán vào những dịp lễ, Tết ông Phạm Tấn Minh ở phường 6 chia sẻ: “So với sử dụng túi bao trái màu trắng thì túi bao màu vàng cho chất lượng màu sắc và trái tốt hơn, vì xoài có màu sắc bắt mắt nên gần đây thị trường rất quan tâm.
Đặc biệt vào những dịp lễ hội hay Tết Nguyên đán, xoài được bao trái bằng túi chuyên dụng màu vàng rất hút hàng và bán với giá cao hơn xoài bao thường gấp 1,5 lần. Trong năm 2015, tôi sẽ tiếp tục áp dụng tăng sản lượng trái được bao bằng túi màu vàng và cung cấp sản lượng nhiều hơn cho thị trường”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không” Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không”

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

29/07/2013
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

29/07/2013
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

29/07/2013
Được Mùa Lúa Vụ Mùa Được Mùa Lúa Vụ Mùa

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

29/07/2013