Một số kết quả trong công tác khuyến ngư tỉnh Tiền Giang

Năm 2014, hoạt động khuyến ngư của Tiền Giang tập trung vào các nội dung: Tập huấn về nuôi tôm sú, tôm thẻ, cá bè, cá cảnh, ếch, lươn, cá - lúa... theo hướng an toàn sinh học, thả giống tôm theo lịch thời vụ, quản lý môi trường nuôi theo cộng đồng để hạn chế và tránh lây lan dịch bệnh nhằm giảm chi phí SX, tăng hiệu quả theo hướng bền vững.
Sau 1 năm hoạt động đã xây dựng 11 mô hình trình diễn và 2 dự án, có 29 hộ tham gia, thực hiện tại 9 huyện trong tỉnh (trừ Châu Thành), trong đó có 4 mô hình thực hiện ở 4 xã nông thôn mới. Các mô hình có nội dung phù hợp với nhu cầu SX của nông dân và thị trường, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía cán bộ kỹ thuật, sự tham gia nhiệt tình của nông hộ nên đều đạt và vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.
Trong 11 mô hình đó, nổi bật lên một số mô hình trình diễn hiệu quả để nông dân có thể tham quan học tập như:
Mô hình nuôi tôm sú - tôm thẻ kết hợp đã cho năng suất 5 tấn/ha sau thời gian 4,5 tháng nuôi với lợi nhuận 400.000.000 đồng/ha. Mật độ 30 con/m2 (tỷ lệ ghép 80% tôm sú, 20% tôm thẻ) áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, tôm thẻ được thả sau khi tôm sú được 1 tháng tuổi.
Trong quá trình nuôi, chủ hộ chỉ tính lượng thức ăn dựa theo ước lượng tỷ lệ sống của tôm sú, tôm thẻ chỉ ăn lại thức ăn dư thừa. Kết quả cho thấy màu nước luôn ổn định, tôm ít bị bệnh và tôm thu hoạch có kích cỡ đồng đều ở cả hai loại tôm, đây là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Mô hình kết hợp nuôi cá - lúa, thả cá rô đồng là chính, mật độ 5 con/m2. Năng suất cá sau 9 tháng nuôi bình quân 3,9 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 40 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân vụ 3 là 6,2 tấn/ha cao hơn bên ngoài 0,4 tấn/ha, ngoài ra mỗi ha trong một vụ SX còn giảm được 30 - 40 kg ure và 2 lần phun thuốc trừ sâu, nên lợi nhuận tăng thêm bình quân 3 triệu đồng/ha.
Mô hình kết hợp cá - lúa lợi nhuận cao gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa. Mô hình được nhiều người đến tham quan, phù hợp với vùng trồng lúa bị ảnh hưởng lũ và cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nên có khả năng nhân rộng tốt. Mô hình đã tạo ra sản phẩm cá - lúa an toàn, SX thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.
Mô hình ứng dụng máy dò ngang và máy thông tin liên lạc trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Sản lượng đánh bắt cao hơn so với tàu chưa được lắp máy dò ngang từ 150 - 160%. Tàu lắp máy dò ngang đã tiết kiệm được chi phí chạy tàu đi dò tìm đàn cá và chi phí nhiên liệu thắp sáng dẫn dụ cá.
Dự án đã giúp các ngư dân chủ động phối hợp tổ đội khai thác xa bờ với sự tham gia của 2 tổ đội (gồm 6 phương tiện, 10 ngư dân) nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng chuyến biển. Ngoài ra, dự án đã tạo được sự đoàn kết của các thành viên trong đội tàu khai thác xa bờ bám biển dài ngày hơn.
Có thể nói, lĩnh vực khuyến ngư của tỉnh Tiền Giang đã bám sát các chương trình phát triển SX thủy sản trọng điểm của tỉnh, giúp nông dân nuôi các đối tượng phù hợp nhu cầu thị trường, tích cực nâng cao hiệu quả SX để tăng thu nhập, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

Mặc dù tình trạng nắng hạn đang diễn ra gay gắt những nhờ sự chủ động trong lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên nhiều loại cây trồng lấy củ, nông sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đều được mùa. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi phải đối mặt với tình trạng được mùa- mất giá.