Một số kết quả trong công tác khuyến ngư tỉnh Tiền Giang

Năm 2014, hoạt động khuyến ngư của Tiền Giang tập trung vào các nội dung: Tập huấn về nuôi tôm sú, tôm thẻ, cá bè, cá cảnh, ếch, lươn, cá - lúa... theo hướng an toàn sinh học, thả giống tôm theo lịch thời vụ, quản lý môi trường nuôi theo cộng đồng để hạn chế và tránh lây lan dịch bệnh nhằm giảm chi phí SX, tăng hiệu quả theo hướng bền vững.
Sau 1 năm hoạt động đã xây dựng 11 mô hình trình diễn và 2 dự án, có 29 hộ tham gia, thực hiện tại 9 huyện trong tỉnh (trừ Châu Thành), trong đó có 4 mô hình thực hiện ở 4 xã nông thôn mới. Các mô hình có nội dung phù hợp với nhu cầu SX của nông dân và thị trường, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía cán bộ kỹ thuật, sự tham gia nhiệt tình của nông hộ nên đều đạt và vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.
Trong 11 mô hình đó, nổi bật lên một số mô hình trình diễn hiệu quả để nông dân có thể tham quan học tập như:
Mô hình nuôi tôm sú - tôm thẻ kết hợp đã cho năng suất 5 tấn/ha sau thời gian 4,5 tháng nuôi với lợi nhuận 400.000.000 đồng/ha. Mật độ 30 con/m2 (tỷ lệ ghép 80% tôm sú, 20% tôm thẻ) áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, tôm thẻ được thả sau khi tôm sú được 1 tháng tuổi.
Trong quá trình nuôi, chủ hộ chỉ tính lượng thức ăn dựa theo ước lượng tỷ lệ sống của tôm sú, tôm thẻ chỉ ăn lại thức ăn dư thừa. Kết quả cho thấy màu nước luôn ổn định, tôm ít bị bệnh và tôm thu hoạch có kích cỡ đồng đều ở cả hai loại tôm, đây là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Mô hình kết hợp nuôi cá - lúa, thả cá rô đồng là chính, mật độ 5 con/m2. Năng suất cá sau 9 tháng nuôi bình quân 3,9 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 40 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân vụ 3 là 6,2 tấn/ha cao hơn bên ngoài 0,4 tấn/ha, ngoài ra mỗi ha trong một vụ SX còn giảm được 30 - 40 kg ure và 2 lần phun thuốc trừ sâu, nên lợi nhuận tăng thêm bình quân 3 triệu đồng/ha.
Mô hình kết hợp cá - lúa lợi nhuận cao gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa. Mô hình được nhiều người đến tham quan, phù hợp với vùng trồng lúa bị ảnh hưởng lũ và cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nên có khả năng nhân rộng tốt. Mô hình đã tạo ra sản phẩm cá - lúa an toàn, SX thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.
Mô hình ứng dụng máy dò ngang và máy thông tin liên lạc trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Sản lượng đánh bắt cao hơn so với tàu chưa được lắp máy dò ngang từ 150 - 160%. Tàu lắp máy dò ngang đã tiết kiệm được chi phí chạy tàu đi dò tìm đàn cá và chi phí nhiên liệu thắp sáng dẫn dụ cá.
Dự án đã giúp các ngư dân chủ động phối hợp tổ đội khai thác xa bờ với sự tham gia của 2 tổ đội (gồm 6 phương tiện, 10 ngư dân) nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng chuyến biển. Ngoài ra, dự án đã tạo được sự đoàn kết của các thành viên trong đội tàu khai thác xa bờ bám biển dài ngày hơn.
Có thể nói, lĩnh vực khuyến ngư của tỉnh Tiền Giang đã bám sát các chương trình phát triển SX thủy sản trọng điểm của tỉnh, giúp nông dân nuôi các đối tượng phù hợp nhu cầu thị trường, tích cực nâng cao hiệu quả SX để tăng thu nhập, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.

Nấm cục trắng là loài hiếm thấy, lớn lên ở Italy và có kích thước thông thường bằng quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm được ưa chuộng, các món ăn chứa thành phần nấm cục trắng thông thường có giá hàng trăm USD. Người phát hiện ra cây nấm cục "khổng lồ" này cho biết nó nằm sâu dưới lòng đất 4 inches (10cm).

Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.