Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans

Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans
Ngày đăng: 29/08/2013

Vọp là động vật thân mềm hai mảnh vỏ được nhiều người ưa chuộng và có giá trị kinh tế không thua kém các loại khác, như: nghêu, sò…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác vọp quá mức, khai thác rừng ngập mặn (nơi phân bố tự nhiên của vọp) để nuôi các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế, như: tôm, cua,… làm cho nguồn lợi vọp bị cạn kiệt và không còn khả năng phục hồi. Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã điều tra, khảo sát và chọn 25 điểm thuộc 3 huyện ven biển, gồm: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, thử nghiệm thả nuôi vọp trong ao đất và trong rừng ngập mặn. Theo đó, nhóm tác giả đã xây dựng được 2 mô hình ương và nuôi thương phẩm vọp ở xã Thạnh Hải cho 4 hộ dân tham gia với số lượng vọp giống thả là 36.000 con. Tỷ lệ sống trung bình của vọp trong ao đất là 55,5%, trong rừng ngập mặn là 82,7%. Sau 12 tháng nuôi, kích thước vọp đạt 18 - 20 con/kg. Tổng sản lượng vọp thu được là 1.392kg (trong ao 606kg và rừng ngập mặn là 786kg).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác vọp hàng năm ở Bến Tre là 6,3 tấn, vọp là loài bổ sung nguồn lợi chậm, để bảo đảm tính bền vững thì sản lượng khai thác cho phép là 50% của trữ lượng hiện tại. Với sản lượng khai thác vọp hiện nay, vượt khoảng 1,3 tấn/năm.

Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi vọp, như: Khai thác hợp lý, không khai thác vọp ở kích thước nhỏ hơn 30mm, không khai thác vọp vào mùa sinh sản (từ tháng 2 - 5 và tháng 8 - 10), nghiên cứu sản xuất giống và các biện pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm để đưa vọp thành đối tượng nuôi, nhằm giảm áp lực khai thác và khôi phục nguồn lợi vọp; có giải pháp quy hoạch và quản lý hợp lý;…

Hội đồng thống nhất nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài.


Có thể bạn quan tâm

Lúa ST 20 Ngã Năm Trúng Mùa, Lãi Cao Lúa ST 20 Ngã Năm Trúng Mùa, Lãi Cao

Vụ này, Ngã Năm (Sóc Trăng) gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên

01/04/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng An Toàn, Bền Vững Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng An Toàn, Bền Vững

Đó là diễn đàn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông –Lâm –Ngư Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/7, với sự tham dự của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tỉnh ven biển miền Trung và một số hộ nuôi tôm trên cát.

24/07/2014
Dự Án Nuôi Bò Thịt Ấp Đường Liếu, Xã Ngũ Lạc Thu Về Lợi Nhuận Hơn 320 Triệu Đồng Dự Án Nuôi Bò Thịt Ấp Đường Liếu, Xã Ngũ Lạc Thu Về Lợi Nhuận Hơn 320 Triệu Đồng

Ông Lê Minh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Lạc (Trà Vinh) cho biết: Quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ 400 triệu đồng cho Dự án nuôi bò thịt ấp Đường Liếu, xã Ngũ Lạc; sau 01 năm đầu tư, lợi nhuận thu được là hơn 320 triệu đồng, bình quân mỗi hộ tham gia nuôi bò lãi 14 triệu đồng/năm.

24/07/2014
Cà Phê Chồn Trên Đất Đồng Nai Cà Phê Chồn Trên Đất Đồng Nai

Cà phê chồn được xếp vào loại đồ uống quý hiếm và đắt tiền nhất trong các loại cà phê. Đây là loại cà phê được thu nhặt từ phân của con chồn hương, hiện nổi tiếng khắp thế giới, được săn lùng vì thơm ngon hơn hẳn các loại cà phê thường.

01/04/2014
Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương... Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...

Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

24/07/2014