Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 25/07/2015

Các loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi sinh vật là sản phẩm khai thác các dòng vi sinh vật có lợi mà khi được đưa vào môi trường nuôi thủy sản sẽ giúp cho tôm, cá tránh được một số bệnh do các dòng vi khuẩn có hại gây ra.

Ngoài ra, một số vi sinh còn có tác dụng cải thiện khả năng hấp thu thức ăn của tôm, cá. Đồng thời, các dòng vi sinh này còn có khả năng thúc đẩy quy trình phân giải các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan trong môi trường nước và nền đáy ao nên giúp giảm thiểu đáng kể các nguồn khí độc hại đối với tôm, cá.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học, bà con nuôi thủy sản cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, trên thị trường hiện nay có 3 dạng chế phẩm sinh học phổ biến là: dạng bột, dạng nước, dạng viên. Do đó, bà con cần lưu ý thực hiện đúng cách hướng dẫn sử dụng của mỗi dạng chế phẩm. Thông thường, loại chế phẩm sinh học có tính năng men tiêu hóa, bà con nên hòa thêm một ít nước rồi trộn vào thức ăn, còn loại chế phẩm có tác dụng xử lý môi trường nếu ở dạng bột, bà con có thể ngâm trong nước và sục khí một thời gian để chúng phát triển gia tăng số lượng vi sinh trước khi cho xuống ao đầm. Khi ngâm các sản phẩm này có thể cho thêm một ít đường để tăng tác dụng. Các sản phẩm dạng nước thì có thể sử dụng trực tiếp.

- Thứ hai, lưu ý ngoại trừ một số ít loại chế phẩm khuyến cáo chỉ sử dụng lúc trời nắng, còn lại đa số nên sử dụng lúc trời mát.

- Thứ ba, chỉ mua các sản phẩm có bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng và số công bố chất lượng rõ ràng.

- Thứ tư, không sử dụng chế phẩm sinh học chung với kháng sinh và các loại hóa chất có tính diệt khuẩn.


Có thể bạn quan tâm

Hải Lạng (Quảng Ninh): Hắt Hiu “Mùa Tôm Chín” Hải Lạng (Quảng Ninh): Hắt Hiu “Mùa Tôm Chín”

Người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi theo hình thức quảng canh ở Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) vẫn nói với nhau đây là nghề “đánh bạc với trời”. Bão gió, thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập đe doạ đến kế sinh nhai của các chủ đầm

21/06/2012
Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển” Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển”

Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai. Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng

30/10/2011
Nuôi Cá Tra Lời 500 Triệu Đồng/ao Nuôi Cá Tra Lời 500 Triệu Đồng/ao

Tại ĐBSCL, trong khi nhiều nhà máy chỉ “chạy” cầm chừng, thậm chí ngưng hoạt động thì một số doanh nghiệp (DN) nhờ chủ động xây dựng vùng nuôi qua liên kết với nông dân nên vẫn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

16/04/2011
Nghề Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương: Còn Bấp Bênh Nghề Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương: Còn Bấp Bênh

Chế biến cá ngừ đại dương tại Công ty TNHH Xuất khẩu Đại Dương.

21/06/2012
Gốc Hay Ngọn Gốc Hay Ngọn

Mới đây, tại buổi tọa đàm về việc xuất khẩu rau, quả đến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Cục phó Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) Hoàng Trung thông báo, từ giữa tháng 5 phải tạm dừng việc cấp phép xuất khẩu (XK) 5 loại rau quả gồm khổ qua (mướp đắng), ngò gai (mùi tàu), cần tây, húng quế, ớt ngọt vào thị trường EU.

22/06/2012