Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Mùa Lũ

Sau cá tra, ba sa thì cá lóc là đối tượng nuôi khá phổ biến trong bà con nông dân, nhất là trong mùa nước nổi như hiện nay. Bởi vì cá lóc dễ nuôi, chúng ăn tạp nên mùa nước nổi này bà con có thể tận dụng nguồn cá tạp, ốc cua làm nguồn thức ăn để nuôi cá lóc và cho hiệu qủa cao.
Tuy là vậy nhưng cũng không ít bà con nông dân nuôi cá lóc chưa nắm vững kỹ thuật nuôi và các giải pháp phòng trị bệnh trên cá lóc nên tỷ lệ hao cao, năng suất đạt thấp mà tốn nhiều chi phí nhưng hiệu qủa kinh tế không cao.
Ông Phùng Minh Tăng, ngụ ở khóm Đông Thạnh Phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên là chủ trang trại nuôi cá lóc đạt hiệu qủa rất cao. Với 3 hầm mỗi hầm ông thả khoảng 40.000 đến 50.000 con giống được ông bố trí nuôi xoay vòng và thu hoạch quanh năm. Với cách làm này mỗi năm 3 hầm nuôi cá lóc ông nuôi được 6 vụ bình quân thu hoạch gần 300 tấn cá thịt, sau khi bán cá, trừ các chi phí ông còn lãi cả trăm triệu đồng.
Năm nay với cách nuôi này ông thả 150.000 con cá giống, trong đó có 1 hầm cá chuẩn bị thu hoạch, hầm còn lại cá đạt từ 300 đến 500 g, mùa kiệt thì sử dụng cá biển làm thức ăn cho cá, nhưng ở mùa nước nổi này thì ông tận dụng cua, ốc bươu vàng và cá tạp nên chí phí rẽ, nếu bán cá với giá 20.000 đồng/ ký thì ông đạt lợi nhuận khoảng 30%.
Nuôi cá lóc đạt hiệu qủa cao, nên hiện nay phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh, nhất là mùa nước nổi này. Theo nhiều bà con nông dân cho biết mùa nước nổi nguồn cua, ốc, cá tạp nhiều mà rẽ tiền, nên chi phí nuôi cá lóc mùa này sẽ thấp góp phần tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bà con nông dân nuôi cá lóc theo phong trào mà ít quan tâm đến vấn đề kỹ thuật nuôi nên rủi ro sẽ cao.
Theo Tiến sĩ Dương Nhựt Long, trưởng Bộ môn kỹ thuật thuỷ sản Khoa Thuỷ sản Trường Đại học Cần Thơ các yếu tố để nuôi cá lóc trong mùa nước nổi bà con nông dân cần quan tâm là: Đối với ao nuôi cá lóc thì đê bao phải được kiểm soát thường xuyên, đồng thời đầu tư hệ thống đăng xung quanh bờ phòng ngừa trường hợp mưa lớn nước lũ dâng cao đột ngột ngăn ngừa cá thất thoát ra ngoài.
Đối với mô hình nuôi vèo hay còn gọi là nuôi trong mùng, khi thực hiện mô hình cần thiết kế các trụ đở cao ráo và chắc chắn để có thể điều chỉnh vèo cao hay thấp tuỳ vào mực nước từng thời điểm mùa nước nổi. Ngoài ra, cần thường xuyên bón vôi với liều dùng từ 10 – 15 ký/ 100 m3 nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nước giúp cá mau lớn .
Mật độ thả cá lóc trung bình 10 con/ m2, cá sẽ có không gian bơi lội giúp cá khoẻ mạnh và mau lớn. Tuy nhiên gần đây nhiều bà con nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật cao nên tăng mật độ thả cá gấp 10 lần so với trước, thậm chí có hộ thả cá với mật độ từ 300 – 500 con/ m 3 để khi thu hoạch năng suất đạt cao. Theo Tiến sĩ Dương Nhựt Long thì mật độ thả nuôi theo phương pháp bán công nghiệp thì 50 con/ m 2 vừa giúp cá phát triển tốt vừa đảm bảo năng suất sau này.
Thả cá mật độ vừa phải sẽ giúp chúng ta kiểm soát sự phát triển của cá, cũng như nguồn thức ăn và môi trường nước nuôi cá tốt hơn. Về thành phần thức ăn, cá lóc là đối tượng ăn thức ăn tươi sống, ngoài nguồn cá tạp hoặc cá biển làm thức ăn cho cá lóc thì trong mùa nước nổi này bà con nông dân có thể bổ sung thêm nhiều loại thức ăn đánh bắt trong thiên nhiên như cua, ốc bươu vàng. Theo Tiến sĩ Dương Nhựt Long, việc bổ sung các dạng thức ăn như cua có thể bổ sung 32% Prôtein, ốc bươu vàng có thể bổ sung 16% Prôtein và có khả năng giảm chi phí cho mô hình nuôi cá lóc ở mùa này.
Thời điểm thu hoạch cá thích hợp có thể là tháng 8-9 âm lịch, đây là thời điểm mùa nước nổi chi phí thức ăn thấp, nếu giá cá lóc bình quân khoảng 20.000 đồng/ký thì bà con nông dân sẽ thu lời từ 30% trở lên. Tuy nhiên cũng có một số bà con nuôi cá lóc mùa nghịch, tức là sẽ thu hoạch vào sau tết âm lịch, thị trường tiêu thụ loại cá này rất hấp dẫn và giá cao.
Tuy nhiên một vấn đề bà con nông dân cần lưu ý, đây là mùa kiệt, nguồn thức ăn cho nuôi cá lóc tăng cao, nếu hộ nào tính toán không tốt sẽ đưa chi phí tăng so với mùa nước nổi, cho dù giá cá mùa nghịch có cao nhưng khi bà con tính toán lại thì lợi nhuận thấp thậm chí có hộ phải lỗ vốn.
Để giúp cho mô hình nuôi cá lóc thành công điều quan trọng nhất là bà con nông dân phải học hỏi kỹ thuật nuôi cá lóc, khi nắm vững quy trình kỹ thuật thì nuôi cá mới thành công. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp vừa rồi sẽ góp phần bổ sung thêm kiến thức cần thiết giúp cho người nuôi cá lóc sẽ ứng dụng vào sản xuất thành công, giúp cho mô hình nuôi cá lóc càng đạt hiệu qủa cao.
Có thể bạn quan tâm

Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh vật phù du phát triển mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày chưa cần cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác vớt động vật phù du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật phù du cho một vạn cá).

Tại khu vực ĐBSCL, kỹ thuật nhân giống cá lóc bằng cách dùng kích thích tố sinh sản đang được nông dân ứng dụng khá rộng rãi. Hiệu quả thu được từ nguồn giống này khá lớn: cứ 100% cá mẹ sinh sản, thu được 70 - 80% cá giống. Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quyết định thành công là khâu chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng kích thích tố đúng liều lượng.

Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần đây.

Nuôi ghép trong các ao cá khác để tận dụng hết tiểm năng của vực nước và lợi dụng cá quả để tiêu diệt các loài cá tạp khác cạnh tranh thức ăn, không gian và dưỡng khí làm cho cá nuôi phát triển tốt.

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.