Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Nông Dân Chế Tạo Thành Công Máy Ấp Trứng Gà

Một Nông Dân Chế Tạo Thành Công Máy Ấp Trứng Gà
Ngày đăng: 12/06/2013

Do giá bán các máy ấp trứng trên thị trường quá cao, ông Nguyễn Tấn Lộc (ấp Láng Dài, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tự thiết kế thành công chiếc máy ấp trứng gà, mỗi tuần cho ra lò hơn 300 con gà giống cung cấp cho thị trường.

Ông Nguyễn Tấn Lộc cho biết, việc nuôi gà của ông trước kia hoàn toàn tự phát, chủ yếu con giống được lấy từ gà mẹ ấp tự nhiên. Khi khách hàng đến đặt mua gà giống ngày một tăng, để đáp ứng nhu cầu ông buộc phải tính tới kiểu ấp trứng bằng máy. “Do giá máy ấp trứng trên thị trường đến gần 8 triệu đồng, gia đình tui không đủ tiền mua. Chính vì vậy tui liền mày mò tự chế máy ấp”, ông Lộc cho biết.

Ông Lộc lặn lội đến nhiều nơi để xem thiết kế của các máy ấp trứng, sau nhờ một người bạn cho phép “giải phẫu” một chiếc máy cũ để tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Chiếc máy đầu tiên “made Nguyễn Tấn Lộc” không đạt về thông số độ ẩm và tốc độ luân chuyển không khí. Bài học phí đầu tiên là phải xử lý những mẻ trứng gà lộn không như mong muốn (trứng không nở thành gà con được).

Được một người bạn tư vấn về chỉ số nhiệt độ, độ ẩm từ các tài liệu kỹ thuật, ông Lộc đã vỡ lẽ ra được nhiều điều. Khi đã xác định được các chỉ số quan trọng trong quá trình ấp, ông Lộc lấy đó làm cơ sở để tính toán mối tương quan giữa quạt gió và lấy độ ẩm, nhiệt độ trong từng thời điểm ấp… và cuối cùng tính toán thiết kế được tỉ lệ buồng ấp công suất quạt gió, điện trở, vị trí bể nước. Kết quả là máy hoạt động ấp nở gà con đạt tỉ lệ đến 85% (tính trên số trứng có trống).

Đến nay, gia đình ông đã tự làm được 2 máy ấp hoạt động tốt (gồm 1 máy ấp 800 trứng và 1 máy ấp 300 gà nở). Nhờ sáng chế của mình, mỗi tuần ông Lộc đã có thể cung ứng đến 300 con gà giống ra thị trường với doanh thu hơn 3 triệu đồng. Ngoài ra do giá thành rẻ lại tiện dụng, nhiều bà con nông dân đặt mua máy của ông. “Tui không có ý định kinh doanh máy ấp, nhưng bà con có nhu cầu thì mình làm. Kế hoạch sắp tới tui sẽ đóng máy 1.000 trứng hoàn toàn tự động về nhiệt độ, độ ẩm và chế độ đảo trứng”, ông Lộc cho biết thêm.

Được biết các máy ấp hiện nay của ông Lộc đều hoàn toàn tự động điều chỉnh nhiệt độ theo mong muốn. Theo ông Lộc, ưu điểm của máy ấp gà là có khả năng tạo ra số lượng lớn gà giống trong cùng thời điểm, tức là tạo ra tính thương mại cho đàn gà cao hơn. Trong khi đó chi phí cho máy ấp cũng không lớn, nếu tính ra tiền điện mỗi tháng chỉ khoảng hơn 50 ngàn đồng cho máy ấp 500 trứng. Ngoài ra do giá thành máy ấp tự đóng chỉ bằng 1/3 giá thị trường nên tính ra cả tiền khấu hao máy và tiền điện chỉ khoảng hơn 100 ngàn đồng/tháng.

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm sử dụng máy ấp gà, ông Lộc cho rằng, máy ấp gà không thể quyết định hiệu quả toàn bộ quy trình sản xuất gà giống, mà điều quan trọng nhất là chất lượng trứng trước khi ấp. Để làm được việc này trước tiên cần có đàn gà bố mẹ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng tốt, sau đó là chế độ bảo quản trứng hợp lý. Cần phải bố trí ổ đẻ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước mưa và ánh nắng, phải thu trứng ngay sau khi gà đẻ xong và bảo quản trong các khay đựng trứng chuyên dụng. Tốt nhất là 5 ngày sau khi gà đẻ cho trứng vào máy ấp, trong trường hợp không đủ trứng ấp cũng không nên để trứng bên ngoài quá 7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

15/04/2013
Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.

27/07/2013
Đổi Thay Ở Đồng Giàn Đổi Thay Ở Đồng Giàn

Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

27/07/2013
Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.

10/07/2013
Trồng Cỏ Chăn Nuôi Ở Xã Thượng Giáp Trồng Cỏ Chăn Nuôi Ở Xã Thượng Giáp

Thượng Giáp là một trong 8 xã phía Bắc của huyện vùng cao Nà Hang, có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu trong xã luôn duy trì từ 720 - 800 con; đàn bò từ 250 - 300 con, bình quân mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò.

27/07/2013