Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Nông Dân Chế Tạo Thành Công Máy Ấp Trứng Gà

Một Nông Dân Chế Tạo Thành Công Máy Ấp Trứng Gà
Ngày đăng: 12/06/2013

Do giá bán các máy ấp trứng trên thị trường quá cao, ông Nguyễn Tấn Lộc (ấp Láng Dài, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tự thiết kế thành công chiếc máy ấp trứng gà, mỗi tuần cho ra lò hơn 300 con gà giống cung cấp cho thị trường.

Ông Nguyễn Tấn Lộc cho biết, việc nuôi gà của ông trước kia hoàn toàn tự phát, chủ yếu con giống được lấy từ gà mẹ ấp tự nhiên. Khi khách hàng đến đặt mua gà giống ngày một tăng, để đáp ứng nhu cầu ông buộc phải tính tới kiểu ấp trứng bằng máy. “Do giá máy ấp trứng trên thị trường đến gần 8 triệu đồng, gia đình tui không đủ tiền mua. Chính vì vậy tui liền mày mò tự chế máy ấp”, ông Lộc cho biết.

Ông Lộc lặn lội đến nhiều nơi để xem thiết kế của các máy ấp trứng, sau nhờ một người bạn cho phép “giải phẫu” một chiếc máy cũ để tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Chiếc máy đầu tiên “made Nguyễn Tấn Lộc” không đạt về thông số độ ẩm và tốc độ luân chuyển không khí. Bài học phí đầu tiên là phải xử lý những mẻ trứng gà lộn không như mong muốn (trứng không nở thành gà con được).

Được một người bạn tư vấn về chỉ số nhiệt độ, độ ẩm từ các tài liệu kỹ thuật, ông Lộc đã vỡ lẽ ra được nhiều điều. Khi đã xác định được các chỉ số quan trọng trong quá trình ấp, ông Lộc lấy đó làm cơ sở để tính toán mối tương quan giữa quạt gió và lấy độ ẩm, nhiệt độ trong từng thời điểm ấp… và cuối cùng tính toán thiết kế được tỉ lệ buồng ấp công suất quạt gió, điện trở, vị trí bể nước. Kết quả là máy hoạt động ấp nở gà con đạt tỉ lệ đến 85% (tính trên số trứng có trống).

Đến nay, gia đình ông đã tự làm được 2 máy ấp hoạt động tốt (gồm 1 máy ấp 800 trứng và 1 máy ấp 300 gà nở). Nhờ sáng chế của mình, mỗi tuần ông Lộc đã có thể cung ứng đến 300 con gà giống ra thị trường với doanh thu hơn 3 triệu đồng. Ngoài ra do giá thành rẻ lại tiện dụng, nhiều bà con nông dân đặt mua máy của ông. “Tui không có ý định kinh doanh máy ấp, nhưng bà con có nhu cầu thì mình làm. Kế hoạch sắp tới tui sẽ đóng máy 1.000 trứng hoàn toàn tự động về nhiệt độ, độ ẩm và chế độ đảo trứng”, ông Lộc cho biết thêm.

Được biết các máy ấp hiện nay của ông Lộc đều hoàn toàn tự động điều chỉnh nhiệt độ theo mong muốn. Theo ông Lộc, ưu điểm của máy ấp gà là có khả năng tạo ra số lượng lớn gà giống trong cùng thời điểm, tức là tạo ra tính thương mại cho đàn gà cao hơn. Trong khi đó chi phí cho máy ấp cũng không lớn, nếu tính ra tiền điện mỗi tháng chỉ khoảng hơn 50 ngàn đồng cho máy ấp 500 trứng. Ngoài ra do giá thành máy ấp tự đóng chỉ bằng 1/3 giá thị trường nên tính ra cả tiền khấu hao máy và tiền điện chỉ khoảng hơn 100 ngàn đồng/tháng.

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm sử dụng máy ấp gà, ông Lộc cho rằng, máy ấp gà không thể quyết định hiệu quả toàn bộ quy trình sản xuất gà giống, mà điều quan trọng nhất là chất lượng trứng trước khi ấp. Để làm được việc này trước tiên cần có đàn gà bố mẹ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng tốt, sau đó là chế độ bảo quản trứng hợp lý. Cần phải bố trí ổ đẻ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước mưa và ánh nắng, phải thu trứng ngay sau khi gà đẻ xong và bảo quản trong các khay đựng trứng chuyên dụng. Tốt nhất là 5 ngày sau khi gà đẻ cho trứng vào máy ấp, trong trường hợp không đủ trứng ấp cũng không nên để trứng bên ngoài quá 7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014