Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Nông Dân Chế Tạo Máy Xịt Thuốc

Một Nông Dân Chế Tạo Máy Xịt Thuốc
Ngày đăng: 13/02/2015

Ông Phạm Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lưu (Trảng Bàng - Tây Ninh) đưa chúng tôi đến ấp Phước Giang thăm gia đình ông Nguyễn Huỳnh Hắng (sinh năm 1963), một nông dân đã sáng chế và đang vận hành thử nghiệm máy xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên ruộng lúa.

Ông Hắng cho biết, ông được sinh ra và lớn lên ở vùng ruộng đồng, sông nước. Hồi nhỏ học xong lớp 9 thì nghỉ học, ở nhà làm ruộng. Hiện nay gia đình ông làm được 8 ha ruộng lúa. Ruộng nhiều, số lao động trong gia đình ít.

Công việc đồng áng khá vất vả, trong đó có khâu phun xịt thuốc BVTV trên cây lúa. Mỗi lần phun xịt thuốc là ông phải cõng bình xịt trên lưng nặng từ 30kg đến 40kg, lội bộ từ đầu ruộng đến cuối ruộng mà phun xịt... Từ đó ông có ý tưởng phải làm cách nào đó để có chiếc máy xịt thuốc nhanh hơn, nhiều hơn và nhất là không phải mang trên lưng, lội bộ trên đồng ruộng nữa.

Từ suy nghĩ đó, ông tìm tòi học hỏi qua các tài liệu và nhất là truy cập internet về việc chế tạo máy xịt thuốc BVTV... Cách đây không lâu, tình cờ có một người kêu bán một bộ hộp số của chiếc máy xới tay cũ, nhưng còn sử dụng tốt, theo giá đồ “ve chai“, ông Hắng mua liền và mua thêm vật liệu về chế tạo máy xịt thuốc. Ông lấy máy nổ chạy xăng hiệu BS làm máy vận hành, một máy nén để phun xịt thuốc.

Tay lái của máy giống như như xe mô tô và có gắn 2 cái thắng. Sườn máy này là một thanh sắt to, giữa gắn một thùng phuy 220 lít, trên miệng thùng có lỗ chuyền dây để hút và phun xịt thuốc. Máy xịt thuốc của ông Hắng có 4 bánh xe, phía trước các bánh xe ông có gắn cần vẹt lúa, làm cho lúa không bị xe cán hư. Phía sau máy xịt thuốc, ông Hắng làm hai ống tiếp dài 15 mét có gắn 36 béc phun. Khi máy vận hành cả 36 béc đều phun thuốc. Tổng chi phí ông Hắng đầu tư làm chiếc máy xịt thuốc BVTV trên ruộng lúa là 13 triệu đồng. Trong đó riêng tiền mua chiếc máy nổ BS là 6 triệu đồng.

Phun thuốc bằng máy vừa nhanh mà người phun không phải mang bình, lội bộ, thuốc không bám vào người làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người phun xịt. Bước đầu vận hành thử nghiệm cho thấy chiếc máy xịt thuốc BVTV của ông Hắng đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên ông vẫn còn đang chỉnh sửa một vài chi tiết để máy được hoàn chỉnh hơn.


Có thể bạn quan tâm

Thất Thu Mùa Sắn Thất Thu Mùa Sắn

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

28/11/2013
Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

28/11/2013
Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

28/11/2013
Bưởi Năm Roi Hồi Sinh Bưởi Năm Roi Hồi Sinh

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

28/11/2013
Dỡ Chà Mùa Lũ Rút Dỡ Chà Mùa Lũ Rút

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

28/11/2013