Một Nghìn Con Vịt Bị Tiêu Hủy Vì Nhiễm Cúm A/H5N1

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.
Những ngày qua, đàn vịt của bà Linh bỗng nhiên có 110 con chết và 150 con khác bị nhiễm bệnh nặng với triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, chảy nước dãi, hai mắt lờ đờ, co giật, chân đi xiêu vẹo, xuất huyết. Nhận được tin báo, cơ quan chuyên môn lập tức đến hiện trường lấy 3 mẫu bệnh phẩm gửi ra Trung tâm Thú y vùng 4 trực thuộc Cục Thú y Bộ NN&PTNT xét nghiệm. Kết quả, cả 3 mẫu bệnh phẩm đều dương tính với chủng vi rút cúm A/H5N1.
Nhằm nhanh chóng khống chế sự phát tán của mầm bệnh, các đơn vị liên quan ở huyện Điện Bàn khẩn trương huy động lực lượng tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn vịt của bà Linh. Đồng thời trưng dụng nhiều máy bơm có động cơ và một lượng lớn hóa chất sát trùng benkocid để vệ sinh môi trường, chuồng trại và phun tiêu độc trên phạm vi rộng.
Như vậy, ngoài việc chủng vi rút mới mang độc lực mạnh cúm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Núi Thành, thời gian qua chủng vi rút cũ cúm A/H5N1 cũng đã tái bùng phát ở huyện Đại Lộc và Điện Bàn. Theo số liệu thống kê, từ cuối tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương trên đã có ít nhất 5.400 con gà, vịt phải tiêu hủy bắt buộc vì bị nhiễm 2 loại dịch cúm vừa nêu.
Có thể bạn quan tâm

Trong 8 tháng qua, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0,4 triệu tấn, đạt giá trị 1 tỷ 640 triệu USD.

Hôm (24/09), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tăng trở lại khá mạnh. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 tăng 29 USD/tấn hay +1,92% lên mức 1.540 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 19 - 22 USD/tấn.

Cây chè là cây truyền thống, cây lâu năm, phát triển tương đối ổn định, nếu thâm canh tốt thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt phát triển các vùng chè gắn với du lịch sinh thái, khu tham quan sẽ nâng giá trị kinh tế.

Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo theo đường biển từ tuần thứ 2 của tháng 9/2015, chính phủ Myanmar quyết định cho phép tái xuất khẩu gạo qua biên giới từ giữa tháng 10/2015, theo Giám đốc Cục xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại Myanmar.

Hàng chục người hì hục len lỏi vào các khu rừng thốt nốt để đào bới tận gốc. Cây ngã xuống, có người khác bao bọc rễ cẩn thận, chuyển lên xe kéo ra đường chính...