Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Nghìn Con Vịt Bị Tiêu Hủy Vì Nhiễm Cúm A/H5N1

Một Nghìn Con Vịt Bị Tiêu Hủy Vì Nhiễm Cúm A/H5N1
Ngày đăng: 15/10/2014

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.

Những ngày qua, đàn vịt của bà Linh bỗng nhiên có 110 con chết và 150 con khác bị nhiễm bệnh nặng với triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, chảy nước dãi, hai mắt lờ đờ, co giật, chân đi xiêu vẹo, xuất huyết. Nhận được tin báo, cơ quan chuyên môn lập tức đến hiện trường lấy 3 mẫu bệnh phẩm gửi ra Trung tâm Thú y vùng 4 trực thuộc Cục Thú y Bộ NN&PTNT xét nghiệm. Kết quả, cả 3 mẫu bệnh phẩm đều dương tính với chủng vi rút cúm A/H5N1.

Nhằm nhanh chóng khống chế sự phát tán của mầm bệnh, các đơn vị liên quan ở huyện Điện Bàn khẩn trương huy động lực lượng tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn vịt của bà Linh. Đồng thời trưng dụng nhiều máy bơm có động cơ và một lượng lớn hóa chất sát trùng benkocid để vệ sinh môi trường, chuồng trại và phun tiêu độc trên phạm vi rộng.

Như vậy, ngoài việc chủng vi rút mới mang độc lực mạnh cúm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Núi Thành, thời gian qua chủng vi rút cũ cúm A/H5N1 cũng đã tái bùng phát ở huyện Đại Lộc và Điện Bàn. Theo số liệu thống kê, từ cuối tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương trên đã có ít nhất 5.400 con gà, vịt phải tiêu hủy bắt buộc vì bị nhiễm 2 loại dịch cúm vừa nêu.


Có thể bạn quan tâm

Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai

Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.

14/09/2015
Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.

14/09/2015
Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế

Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…

14/09/2015
 Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.

14/09/2015
Diễn biến châu chấu tre và các biện pháp ứng phó Diễn biến châu chấu tre và các biện pháp ứng phó

Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…

14/09/2015