Một Nghìn Con Vịt Bị Tiêu Hủy Vì Nhiễm Cúm A/H5N1

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.
Những ngày qua, đàn vịt của bà Linh bỗng nhiên có 110 con chết và 150 con khác bị nhiễm bệnh nặng với triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, chảy nước dãi, hai mắt lờ đờ, co giật, chân đi xiêu vẹo, xuất huyết. Nhận được tin báo, cơ quan chuyên môn lập tức đến hiện trường lấy 3 mẫu bệnh phẩm gửi ra Trung tâm Thú y vùng 4 trực thuộc Cục Thú y Bộ NN&PTNT xét nghiệm. Kết quả, cả 3 mẫu bệnh phẩm đều dương tính với chủng vi rút cúm A/H5N1.
Nhằm nhanh chóng khống chế sự phát tán của mầm bệnh, các đơn vị liên quan ở huyện Điện Bàn khẩn trương huy động lực lượng tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn vịt của bà Linh. Đồng thời trưng dụng nhiều máy bơm có động cơ và một lượng lớn hóa chất sát trùng benkocid để vệ sinh môi trường, chuồng trại và phun tiêu độc trên phạm vi rộng.
Như vậy, ngoài việc chủng vi rút mới mang độc lực mạnh cúm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Núi Thành, thời gian qua chủng vi rút cũ cúm A/H5N1 cũng đã tái bùng phát ở huyện Đại Lộc và Điện Bàn. Theo số liệu thống kê, từ cuối tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương trên đã có ít nhất 5.400 con gà, vịt phải tiêu hủy bắt buộc vì bị nhiễm 2 loại dịch cúm vừa nêu.
Có thể bạn quan tâm

Một nhà chế biến tôm ở Anh cho rằng người tiêu dùng nước này sẽ ngừng mua tôm nước lạnh ở các mức giá bán lẻ hiện tại vì tôm nước ấm có giá tốt hơn.

Kể từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón có hiệu lực, những tưởng thị trường phân bón sẽ quy củ, dễ thở hơn, nhưng thực tế cho thấy các đơn vị nhỏ và siêu nhỏ không ít đi mà ngược lại mọc ra như nấm.

Sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP, đã có những tác động tích cực đối với ngành hàng cá tra.

Ở đất nước sống dựa vào nguồn thực phẩm từ cá, nghệ thuật đánh bắt và bảo quản cá của Nhật đã đạt đến mức tinh xảo.

Cua đá khỏe, dễ nuôi, năng suất cao, ít dịch bệnh nên người nuôi không cần phải tốn nhiều kinh phí đầu tư và ít tốn công chăm sóc. Hiệu quả từ mô hình nuôi cua đá đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân đảo Phú Quý.