Một Nghìn Con Vịt Bị Tiêu Hủy Vì Nhiễm Cúm A/H5N1

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.
Những ngày qua, đàn vịt của bà Linh bỗng nhiên có 110 con chết và 150 con khác bị nhiễm bệnh nặng với triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, chảy nước dãi, hai mắt lờ đờ, co giật, chân đi xiêu vẹo, xuất huyết. Nhận được tin báo, cơ quan chuyên môn lập tức đến hiện trường lấy 3 mẫu bệnh phẩm gửi ra Trung tâm Thú y vùng 4 trực thuộc Cục Thú y Bộ NN&PTNT xét nghiệm. Kết quả, cả 3 mẫu bệnh phẩm đều dương tính với chủng vi rút cúm A/H5N1.
Nhằm nhanh chóng khống chế sự phát tán của mầm bệnh, các đơn vị liên quan ở huyện Điện Bàn khẩn trương huy động lực lượng tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn vịt của bà Linh. Đồng thời trưng dụng nhiều máy bơm có động cơ và một lượng lớn hóa chất sát trùng benkocid để vệ sinh môi trường, chuồng trại và phun tiêu độc trên phạm vi rộng.
Như vậy, ngoài việc chủng vi rút mới mang độc lực mạnh cúm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Núi Thành, thời gian qua chủng vi rút cũ cúm A/H5N1 cũng đã tái bùng phát ở huyện Đại Lộc và Điện Bàn. Theo số liệu thống kê, từ cuối tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương trên đã có ít nhất 5.400 con gà, vịt phải tiêu hủy bắt buộc vì bị nhiễm 2 loại dịch cúm vừa nêu.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...

Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…

Mấy ngày nay, giá thịt gà liên tục tăng. Theo các tiểu thương, thịt gà tăng giá không phải do nguồn cung khan hiếm mà do dịch cúm gia cầm đang khiến cho người chăn nuôi dè chừng khi bán ra nên giá có xu hướng tăng.

Trước đây, do chỉ độc canh cây lúa, hiệu quả thấp, đời sống gia đình anh Lê Hồng Phương (xã Tân Quý Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thường thiếu trước, hụt sau. Năm 2001, khi về quê vợ ăn giỗ nghe nói ở đây có người “phất” lên nhờ trồng củ cải trắng, thế là anh khăn gói “tầm sư học đạo”.