Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa

Ngay khi nhận được thông tin về loài sâu hại này, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỏ Cày Nam đã nhanh chóng đến vườn nông dân kiểm tra, xác định vùng gây hại, mật số gây hại.
Đây là loài sâu thuộc Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu non có kích thước to, màu nâu xám, dài khoảng 4cm, thân mình có nhiều lông dài. Sâu non đục lỗ tròn (khoảng bằng đầu đũa ăn) trên trái dừa và chui vào bên trong ăn phần xơ và gáo. Sâu gây hại trái dừa non bằng trái cau đến trái lớn khoảng 10cm. Tốc độ cắn phá rất nhanh.
Khác với sâu đục trái dừa, loài sâu này không sống trong trái, chỉ đục lỗ vào bên trong ăn phá và chui ra ngoài. Sâu đẫy sức, kéo những nhen dừa hoặc phân khô kết kén và làm nhộng bên trong kén. Quan sát vườn nhà ông với diện tích 1,4ha trồng nhiều giống dừa nhưng chỉ thấy sâu gây hại trên 1 cây dừa xiêm xanh (3 năm tuổi), những vườn chung quanh cũng không thấy loài sâu này gây hại.
Chi cục Bảo vệ thực vật đã gửi mẫu về Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam để định danh. Trong khi chờ đợi kết quả giám định, nếu bà con nông dân có phát hiện loài sâu hại mới này gây hại trên cây dừa nên báo ngay với cán bộ kỹ thuật các trạm bảo vệ thực vật gần nhất để kiểm tra và có hướng khoanh vùng phòng trị kịp thời, hạn chế phát tán lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất dừa.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc nuôi xen canh sò huyết và cua trong vuông tôm được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Trần Thới và Đông Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng mang tính bền vững, rất phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân.

Chiều 31-5, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa tổ chức thả 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên trở lại biển.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch nhằm tăng cường quản lý các tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ, vừa hướng dẫn, động viên ngư dân tiếp tục hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đồng thời không xâm phạm vùng biển nước khác, tránh bị bắt giữ, xử lý gây thiệt hại đến tài sản, đời sống của ngư dân và ảnh hưởng tới công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện nuôi cá tra theo quy trình VietGAP là cơ sở để chứng minh chất lượng cá tra của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa được quốc tế công nhận đã khiến cho cả doanh nghiệp chế biến và người nuôi thủy sản vẫn đang phân vân.

Như tin đã đưa, ngày 20-5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25-5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.