Móng Cái (Quảng Ninh) tập trung dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Đây là hai loại bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố (Theo Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 2/8/2012 của Bộ NN&PTNT) và có nguy cơ gây tôm chết hàng loạt và có mức độ lây nhiễm ra diện rộng sang tôm nuôi đang khỏe mạnh. Hiện nguyên nhân ban đầu của dịch bệnh được xác định là do thời tiết nắng nóng kéo dài, trời mưa đột ngột. Hiện tượng thời tiết này rất thuận lợi cho hai loại bệnh trên phát triển, lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng đối với tôm nuôi.
Ngay sau khi xảy ra hiện tượng tôm chết vì dịch bệnh tại 10/12 xã phường nuôi trồng thủy sản của thành phố, Phòng Kinh tế TP Móng Cái đã chủ động ban hành công văn số 185 ngày 18-5-2015 gửi các xã, phường về tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, giám sát phòng chống dịch bệnh trên tôm. Tiếp đó, ngày 21-5, UBND thành phố Móng Cái đã có Công điện chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn.
Theo đó, UBND thành phố Móng Cái đã chỉ đạo các xã, phường nuôi trồng thủy sản, các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản triển khai thống kê, rà soát số lượng, diện tích ao nuôi tôm đang trong thời kỳ khỏe mạnh và số lượng, diện tích ao nuôi tôm đang có hiện tượng tôm chết; thành lập Tổ phòng, chống, dập dịch bệnh tôm nuôi.
Qua đó để khoanh vùng, kịp thời triển khai các biện pháp dập dịch, tránh lây lan sang các diện tích tôm nuôi khỏe mạnh. Đồng thời, thành phố cũng tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết, chủ động có các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế thành phố Móng Cái, tính đến ngày 27-5, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh trên địa bàn 10 xã, phường nuôi tôm của Móng Cái đã lên tới 175,89 ha/180 hộ. Công tác dập dịch đang được TP Móng Cái phối hợp với Cục Thú y (Sở NN&PTNT) và các đơn vị liên quan tập trung triển khai. Đến thời điểm ngày 27-5, đã tổ chức xử lý được 25,42 ha/11 hộ dân, trong đó có 10 hộ tại phường Hải Hòa và 1 hộ ở xã Vạn Ninh với 5,1 tấn hóa chất.
Đối với phường Hải Hòa, vừa là điểm khởi phát dịch vừa là địa bàn có diện tích tôm nuôi thiệt hại lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại cho thấy, công tác khoanh vùng, dập dịch đã và đang được phường phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tích cực.
Ông Phạm Hồng Quảng, Phó Bí thư Đảng ủy phường Hải Hòa, cho biết: “Tính đến ngày 28-5, trên địa bàn phường Hải Hòa có 46,99 ha/22 hộ có tôm bị chết với số lượng giống đã thả là 3.740 vạn con. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tập trung ở khu 1, khu 7 và khu 9. Phường đã tích cực phối hợp với Tổ phòng, chống dịch bênh tôm nuôi của thành phố, Cục Thú y đã tổ chức xử lý được 23 ha/10 hộ bằng 4,5 tấn Clorin”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn nửa tháng nay, người chăn nuôi heo ở các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp phấn khởi vì giá heo hơi đã tăng thêm 100 - 200 ngàn đồng/tạ so với trước.

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc - Ninh Thuận). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục giảm trong 1 tháng qua, khi sáng 23-8 tiếp tục mất tới 700.000 đồng so với ngày 22-8, xuống mức 37,8 - 38,3 triệu đồng/tấn.

Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển nhanh nhưng cũng chưa vụ nào ở Hòa Bình (Vũ Thư, Thái Bình) chuột nhiều như vụ này. Từ đầu vụ, Ban quản trị HTX chủ động tổ chức 3 đợt rải mồi diệt chuột bằng thuốc sinh học trên diện tích canh tác toàn xã. Các hộ nông dân nhà nào cũng chống chuột bằng cách căng nilon bao vây quanh ruộng, một số hộ kết hợp cả diệt chuột bằng thuốc tự mua, song chuột vẫn rất nhiều.

Là tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái đứng đầu cả nước nên việc thay đổi ngành Nông nghiệp, Tiền Giang không thể bỏ qua nhóm hàng này. Theo đánh giá của Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), có lẽ chưa có loại nông sản nào có mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng và ổn định như trái thanh long.