Móng Cái (Quảng Ninh) tập trung dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Đây là hai loại bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố (Theo Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 2/8/2012 của Bộ NN&PTNT) và có nguy cơ gây tôm chết hàng loạt và có mức độ lây nhiễm ra diện rộng sang tôm nuôi đang khỏe mạnh. Hiện nguyên nhân ban đầu của dịch bệnh được xác định là do thời tiết nắng nóng kéo dài, trời mưa đột ngột. Hiện tượng thời tiết này rất thuận lợi cho hai loại bệnh trên phát triển, lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng đối với tôm nuôi.
Ngay sau khi xảy ra hiện tượng tôm chết vì dịch bệnh tại 10/12 xã phường nuôi trồng thủy sản của thành phố, Phòng Kinh tế TP Móng Cái đã chủ động ban hành công văn số 185 ngày 18-5-2015 gửi các xã, phường về tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, giám sát phòng chống dịch bệnh trên tôm. Tiếp đó, ngày 21-5, UBND thành phố Móng Cái đã có Công điện chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn.
Theo đó, UBND thành phố Móng Cái đã chỉ đạo các xã, phường nuôi trồng thủy sản, các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản triển khai thống kê, rà soát số lượng, diện tích ao nuôi tôm đang trong thời kỳ khỏe mạnh và số lượng, diện tích ao nuôi tôm đang có hiện tượng tôm chết; thành lập Tổ phòng, chống, dập dịch bệnh tôm nuôi.
Qua đó để khoanh vùng, kịp thời triển khai các biện pháp dập dịch, tránh lây lan sang các diện tích tôm nuôi khỏe mạnh. Đồng thời, thành phố cũng tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết, chủ động có các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế thành phố Móng Cái, tính đến ngày 27-5, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh trên địa bàn 10 xã, phường nuôi tôm của Móng Cái đã lên tới 175,89 ha/180 hộ. Công tác dập dịch đang được TP Móng Cái phối hợp với Cục Thú y (Sở NN&PTNT) và các đơn vị liên quan tập trung triển khai. Đến thời điểm ngày 27-5, đã tổ chức xử lý được 25,42 ha/11 hộ dân, trong đó có 10 hộ tại phường Hải Hòa và 1 hộ ở xã Vạn Ninh với 5,1 tấn hóa chất.
Đối với phường Hải Hòa, vừa là điểm khởi phát dịch vừa là địa bàn có diện tích tôm nuôi thiệt hại lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại cho thấy, công tác khoanh vùng, dập dịch đã và đang được phường phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tích cực.
Ông Phạm Hồng Quảng, Phó Bí thư Đảng ủy phường Hải Hòa, cho biết: “Tính đến ngày 28-5, trên địa bàn phường Hải Hòa có 46,99 ha/22 hộ có tôm bị chết với số lượng giống đã thả là 3.740 vạn con. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tập trung ở khu 1, khu 7 và khu 9. Phường đã tích cực phối hợp với Tổ phòng, chống dịch bênh tôm nuôi của thành phố, Cục Thú y đã tổ chức xử lý được 23 ha/10 hộ bằng 4,5 tấn Clorin”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/10, anh Nguyễn Văn Diện (trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, con sư tử biển quý hiếm mà gia đình anh bắt được cách đây hơn 2 tháng đã chết

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Hơn 80 đại biểu nông dân của 4 huyện trong vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường, cùng nông dân tham gia mô hình trồng thâm canh giống mía mới tại xã Vĩnh Thuận

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên đang tập trung phương tiện, vật tư, nguồn vốn đầu tư chăm sóc, phấn đấu niên vụ 2012 - 2013 đạt từ 1 triệu tấn cà phê nhân trở lên. Các địa phương trong vùng cũng đặc biệt lưu ý tới vấn đề sâu bệnh thường xuất hiện trên cây, quả cà phê trong mùa mưa.

Hiện nguồn cung cá tra nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy chế biến, nhất là thời điểm chuẩn bị cho Nô-en, Tết Dương lịch đang đến gần. Tình trạng thiếu nguyên liệu càng nghiêm trọng hơn khi người nuôi cá tra vẫn còn e dè trong việc tái đầu tư nuôi cá do có thông tin doanh nghiệp chế biến đã chủ động phần lớn nguyên liệu