Mối Lo Trên Đồng Ruộng

Dẫn Tư tôi lội trên đồng ruộng bị chuột cắn phá từng vạt, anh Ba Điện Tiến ở huyện Điện Bàn than phiền: “Do số diện tích ni nằm ven khu vực gò đồi nên lâu nay vụ nào chuột cũng tấn công khiến năng suất lúa thường đạt thấp.
Lo sợ mùa màng tiếp tục thất bát, hồi đầu vụ hè thu 2014 này tui huy động 6 thành viên trong gia đình ra quân đào phá hang để tiêu diệt chuột. Thế nhưng, khoảng nửa tháng trở lại đây, chẳng biết ở đâu ra mà nó xuất hiện mỗi lúc một nhiều.
Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.
Đâu riêng anh Ba Điện Tiến, cả nghìn hộ dân khác cũng đang đứng ngồi không yên vì chuột. Theo tìm hiểu của Tư tôi, tính đến thời điểm này tại Tiên Phước, Duy Xuyên, Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Phú Ninh, Thăng Bình… đã có ít nhất 171ha lúa hè thu chính vụ bị chuột cắn phá với tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, thậm chí một số chân ruộng thuộc huyện Điện Bàn lên đến 20%.
Lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương lo ngại rằng, nếu ngay từ bây giờ nhà nông không khẩn trương triển khai đồng bộ những biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với chuột thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại ở con số vừa nêu.
Không chỉ lao đao trước sự tác oai tác quái của lũ chuột, nông dân xứ Quảng cũng đang phập phồng lo rầy sâu bọ bùng phát mạnh. Hôm qua, lên huyện Phú Ninh, Tư tôi thấy chị Sáu Tam Thành mang bình thuốc bảo vệ thực vật to đùng phun khắp ruộng lúa vàng chái. Vừa hỏi đến chuyện sản xuất, chị Sáu liền lắc đầu: “Từ ngày 10.7 đến nay, bọ trĩ và bọ xít đen bỗng dưng xuất hiện trên 3 sào lúa của tui với mật độ rất cao.
Cách đây một tuần, tui đã mua thuốc đặc hiệu về xịt nhưng vẫn chưa dập tắt được 2 loại bọ ấy. Vì thế, chừ phải phun thêm lần nữa để sớm triệt tiêu nó. Nhà nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào cây lúa, nếu không lo phòng trừ sâu bệnh gây hại thì dễ gặp khó khăn lắm”.
Khi tối, nghe kể, thím Bảy Nông Nghiệp chậc lưỡi: “Ngoài chuyện chuột hoành hành thì mấy ngày gần đây bọ trĩ, bọ xít đen đã gây hại hơn 47ha lúa hè thu ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Đáng lo hơn, hiện 24ha lúa khác cũng đang bị rầy nâu, rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 400 - 500 con/m2, cá biệt có vùng lên đến 2.000 con/m2”.
Theo thím Bảy, rầy nâu và rầy lưng trắng là tác nhân chính lây truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen. Do vậy, nếu nhà nông tỏ ra lơ là trong khâu phòng chống thì những đồng lúa rất dễ lâm nguy.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thị trường Hoa Kỳ tăng 22,84% về khối lượng và tăng 36,58% về giá trị; Singapore tăng 55,5% về khối lượng và 95,14% về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 49,85% về khối lượng và tăng 79,4% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 97,0% về khối lượng và 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);