Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mối Lo Trên Đồng Ruộng

Mối Lo Trên Đồng Ruộng
Ngày đăng: 23/07/2014

Dẫn Tư tôi lội trên đồng ruộng bị chuột cắn phá từng vạt, anh Ba Điện Tiến ở huyện Điện Bàn than phiền: “Do số diện tích ni nằm ven khu vực gò đồi nên lâu nay vụ nào chuột cũng tấn công khiến năng suất lúa thường đạt thấp.

Lo sợ mùa màng tiếp tục thất bát, hồi đầu vụ hè thu 2014 này tui huy động 6 thành viên trong gia đình ra quân đào phá hang để tiêu diệt chuột. Thế nhưng, khoảng nửa tháng trở lại đây, chẳng biết ở đâu ra mà nó xuất hiện mỗi lúc một nhiều.

Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.

Đâu riêng anh Ba Điện Tiến, cả nghìn hộ dân khác cũng đang đứng ngồi không yên vì chuột. Theo tìm hiểu của Tư tôi, tính đến thời điểm này tại Tiên Phước, Duy Xuyên, Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Phú Ninh, Thăng Bình… đã có ít nhất 171ha lúa hè thu chính vụ bị chuột cắn phá với tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, thậm chí một số chân ruộng thuộc huyện Điện Bàn lên đến 20%.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương lo ngại rằng, nếu ngay từ bây giờ nhà nông không khẩn trương triển khai đồng bộ những biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với chuột thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại ở con số vừa nêu.

Không chỉ lao đao trước sự tác oai tác quái của lũ chuột, nông dân xứ Quảng cũng đang phập phồng lo rầy sâu bọ bùng phát mạnh. Hôm qua, lên huyện Phú Ninh, Tư tôi thấy chị Sáu Tam Thành mang bình thuốc bảo vệ thực vật to đùng phun khắp ruộng lúa vàng chái. Vừa hỏi đến chuyện sản xuất, chị Sáu liền lắc đầu: “Từ ngày 10.7 đến nay, bọ trĩ và bọ xít đen bỗng dưng xuất hiện trên 3 sào lúa của tui với mật độ rất cao.

Cách đây một  tuần, tui đã mua thuốc đặc hiệu về xịt nhưng vẫn chưa dập tắt được 2 loại bọ ấy. Vì thế, chừ phải phun thêm lần nữa để sớm triệt tiêu nó. Nhà nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào cây lúa, nếu không lo phòng trừ sâu bệnh gây hại thì dễ gặp khó khăn lắm”.

Khi tối, nghe kể, thím Bảy Nông Nghiệp chậc lưỡi: “Ngoài chuyện chuột hoành hành thì mấy ngày gần đây bọ trĩ, bọ xít đen đã gây hại hơn 47ha lúa hè thu ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Đáng lo hơn, hiện 24ha lúa khác cũng đang bị rầy nâu, rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 400 - 500 con/m2, cá biệt có vùng lên đến 2.000 con/m2”.

Theo thím Bảy, rầy nâu và rầy lưng trắng là tác nhân chính lây truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen. Do vậy, nếu nhà nông tỏ ra lơ là trong khâu phòng chống thì những đồng lúa rất dễ lâm nguy.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

28/11/2013
Bưởi Năm Roi Hồi Sinh Bưởi Năm Roi Hồi Sinh

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

28/11/2013
Dỡ Chà Mùa Lũ Rút Dỡ Chà Mùa Lũ Rút

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

28/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Cá Thả Ghép” Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Cá Thả Ghép”

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

28/11/2013
Chuyển Giao Công Nghệ Nuôi Chim Yến Cho Các Tỉnh, Thành Phố Với Trên 300 Nhà Yến Chuyển Giao Công Nghệ Nuôi Chim Yến Cho Các Tỉnh, Thành Phố Với Trên 300 Nhà Yến

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

28/11/2013