Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mời Khách Đến Vương Quốc Thanh Long

Mời Khách Đến Vương Quốc Thanh Long
Ngày đăng: 15/01/2015

Cuối năm 2014, đề tài “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng người dân Hàm Thuận Nam” đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận chính thức khởi động. Dù mới trải qua bước tọa đàm, trao đổi một số nội dung xúc tiến xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, song loại hình này rất được các bên liên quan kỳ vọng…

Sản phẩm tiềm năng

Trao đổi về nội dung này, ông Ngô Minh Chính - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho rằng đây là hoạt động có giá trị nhân văn và tác động lớn đến đời sống bà con trong vùng. Trước hết, đề tài sẽ được phối hợp triển khai thực hiện tại thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ - huyện Hàm Thuận Nam và sau đó tùy điều kiện mà nhân rộng mô hình ra toàn địa bàn.
Với lợi thế đã hình thành nên vùng chuyên canh và được mệnh danh “vương quốc thanh long” ở Việt Nam, các hộ dân nơi đây hoàn toàn có thể hưởng lợi từ loại hình du lịch cộng đồng khi tham gia mô hình. Hướng dẫn viên quốc tế Đinh Hoàng Tuấn (Công ty TNHH TM & DV Du lịch Sao Mai) cho biết: Trước kia đơn vị cũng từng đưa vào khai thác thử nghiệm, nhưng không đạt kết quả như mong đợi.
Bởi khi ấy, mô hình chưa phát triển tương xứng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương và đối tượng du khách cũng giới hạn, chủ yếu là những người có độ tuổi trên 50. Nếu đề tài sớm được triển khai, Sao Mai sẽ là một trong những đơn vị lữ hành đầu tiên đưa khách quốc tế và nội địa (các tỉnh thành phía Bắc) đến trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng bà con thôn Phú Mỹ…
Cùng quan điểm, hầu hết các thương hiệu lữ hành tham gia đưa khách đến Bình Thuận như Dima Tour, Ánh Dương, Anex Việt Nam, 1001 Đêm… đều nhất trí ủng hộ mô hình.
Tuy nhiên để thêm phần hấp dẫn, có ý kiến cho rằng loại hình này nên có địa điểm tập kết, rồi cho du khách tự lái xe đạp hoặc vận chuyển bằng xích lô, xe trâu (bò) đến tham quan tận vườn thanh long. Đồng thời khẩn trương trang bị những kiến thức căn bản, hướng dẫn người dân tham gia mô hình thực hành du lịch, giúp du khách cảm giác thích thú trong lần đầu trải nghiệm ở “vương quốc thanh long”.
Hy vọng từ mô hình…
Trong tiết trời se lạnh cuối năm, màu xanh bạt ngàn của những vườn thanh long tại thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ - huyện Hàm Thuận Nam như tươi tắn hơn, trông thật mát mắt. Con đường từ QL1A dẫn vào địa điểm sắp triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đã được bê tông hóa khá rộng, nên sẽ thuận lợi cho việc di chuyển của du khách… Ở thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ hiện có trên 660 hộ dân thì tất cả đều tham gia sản xuất thanh long với tổng diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó có phân nửa sản xuất theo quy trình VietGAP.
Chuẩn bị đón nhận cơ hội mới, ông Lê Văn Châu (xóm 1, thôn Phú Mỹ) - hộ đang đầu tư trồng 1.000 trụ thanh long rất nhiệt tình ủng hộ thực hiện mô hình trên địa bàn. Ông phấn khởi: “Cả đời nông dân dầm mưa dãi nắng, nay được dịp phục vụ du lịch và giao lưu với nhiều đối tượng khách, vừa góp phần quảng bá trái thanh long Bình Thuận vừa có thêm thu nhập thì còn gì bằng”…
Với tinh thần đó, hộ ông Nguyễn Văn Chín (xóm 3, thôn Phú Mỹ) sở hữu vườn thanh long diện tích 1,5 ha cho hay sẵn sàng góp sức đảm bảo môi trường tự nhiên xanh - sạch - đẹp để làm hài lòng du khách, nhất là khách quốc tế khi đến trải nghiệm hoạt động nơi đây…
Dù mới trải qua bước tọa đàm, trao đổi một số nội dung xúc tiến xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, song loại hình này rất được các bên liên quan kỳ vọng. Để trở thành hiện thực, ngành chức năng và địa phương sẽ tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật về giao thông nông thôn, bảng chỉ dẫn, nhà chờ, trang thiết bị giới thiệu, vật dụng hỗ trợ khách khi tham quan…
Vấn đề còn lại phụ thuộc vào các đơn vị lữ hành và hộ dân trong vùng có thể hiện quyết tâm, triển khai đồng bộ mô hình điểm tại thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ hay không. Nếu kịp thời nắm bắt cơ hội, loại hình du lịch cộng đồng này có thể đem lại hàng triệu USD/năm để qua đó đáp ứng lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp lữ hành - người dân địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.

26/08/2015
Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

26/08/2015
Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông

Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.

26/08/2015
Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.

26/08/2015
Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm

Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 62.000 ha. Từ tập quán nuôi tôm truyền thống đến nay người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi có hiệu quả hơn.

26/08/2015