Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa)

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.
Riêng năm 2012, các xã trong huyện như Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa, Minh Thọ,vv... đã đưa 236 ha vùng đồng sâu trũng vào xây dựng các trang trại nuôi cá - lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài thu nhập từ cây lúa, năng suất cá đạt bình quân 2 tấn/ha/năm, mang lại hiệu quả khá cao cho các hộ nông dân. Hàng chục mô hình trang trại cá - lúa kết hợp chăn nuôi của các hộ như anh Đỗ Đức Thái, Nguyễn Vũ Thế, Nguyễn Văn Cọng (xã Tế Lợi), ông Đỗ Văn Thắm (xã Minh Nghĩa)... cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Nhằm khuyến khích nông dân trên địa bàn đầu tư mở rộng các mô hình cá nước ngọt - lúa kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt... trong năm 2013, UBND huyện Nông Cống đã phân công cán bộ, kỹ sư về cơ sở giúp các hộ nuôi tháo gỡ khó khăn. Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện vào các trang trại nuôi cá - lúa; chỉ đạo các trại giống trên địa bàn sản xuất các loại cá giống truyền thống như cá trôi, cá trắm, cá gáy... và di ương cá bột bảo đảm chất lượng cung cấp đủ cá giống cho các hộ dân thả nuôi. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tập huấn, hướng dẫn cách thức xây dựng mô hình trang trại nuôi cá - lúa, chọn giống bảo đảm chất lượng, kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng hiệu quả, bền vững,vv...
Có thể bạn quan tâm

Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.

Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (HTX), xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) cho biết, hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 là cao điểm của nắng, nóng nên nghêu rất dễ bị chết.

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.