Mở Rộng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Đại diện Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận khu đất gần 100ha tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ để xây dựng Khu NNCNC về ngành thủy sản.
Ban Quản lý cũng đang xúc tiến làm việc với các đơn vị để tiếp nhận khu đất khoảng 180ha tại Nông trường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) để xây dựng Khu NNCNC chuyên về chăn nuôi, chủ yếu nghiên cứu phát triển giống heo, bò…
Bên cạnh đó, Khu NNCNC hiện hữu (tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) cũng đang mở rộng diện tích các khu nghiên cứu chuyển giao về giống cây trồng, chế phẩm sinh học, bảo quản sau thu hoạch, đồng thời xây dựng các khu nghiên cứu chuyển giao, tập huấn liên quan đến trồng trọt.
Theo Ban quản lý, tính đến nay, Khu NNCNC TP.HCM đã thu hút được 14 dự án đầu tư với số vốn 190 tỷ đồng. Với thế mạnh về giống cây trồng, đến nay Khu NNCNC đã nhân giống được 510.380 cây lan cấy mô các loại, ươm cây giống và chuyển giao 28.100 cây cà tím, 382.000 cây ớt giống, 42.800 cây bí giống...
Có thể bạn quan tâm

Cây tỏi sạch bệnh hơn, năng suất cao hơn trong khi lượng giống và phân bón giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn... Đó là kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa”.

Thời gian qua, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Mới đây, hàng nghìn hecta mía đã bị người nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc nuôi tôm với lý do: Giá bán mía nguyên liệu không bù đắp nổi chi phí. Thực tế đó khiến các nhà máy đường lo lắng vì nguy cơ thiếu nguyên liệu.

Theo tính toán của bà con nông dân, với giá mía thấp, giá phân bón, tiền thuê nhân công lại tăng cao thì người trồng mía không có lợi nhuận. Hiện nay, nhiều nông dân đã tự chuyển đổi sản xuất cây trồng vật nuôi, làm cho diện tích mía tiếp tục giảm trong vụ mùa năm 2014.

Huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hiện có tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm trên 28.100 ha.