Mở Rộng Diện Tích Trồng Chè Shan Tuyết Đặc Sản

Đến nay, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có hơn 586 ha chè, trong đó có hơn 400 ha chè kinh doanh, cho sản lượng trung bình gần 700 tấn, giá búp tươi bình quân đạt 6.500 đồng/kg.
Thực hiện dự án phát triển cây chè, song song với đẩy mạnh thâm canh, cải tạo, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên diện tích chè kinh doanh ở các xã đã hình thành vùng chè, huyện Bắc Hà đã triển khai dự án trồng mới chè ở 4 xã: Lầu Thí Ngài, Lùng Phình, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố. Sau 3 năm triển khai, cây chè đã sinh trưởng và phát triển tốt, có diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch.
Năm 2013, huyện có kế hoạch sẽ trồng mới thêm 30 ha vào tháng 10 và tháng 11 tới. Tuy nhiên, theo dự kiến của Phòng Kinh tế huyện, khả năng sẽ tăng thêm 10 ha, do bà con trong vùng trồng chè mới rất háo hức đăng ký trồng chè, coi đây là sự chuyển đổi cây trồng cho thu nhập bền vững, vì thực tế đã chứng minh cây chè cho thu nhập cao hơn các loại cây nông nghiệp khác trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Mặt khác, chính sách hỗ trợ giống và vật tư, phân bón trị giá 20 triệu đồng/ha chè trồng mới đã khuyến khích người dân tham gia trồng chè.
Để thực hiện tốt kế hoạch mở rộng diện tích chè Shan tuyết năm 2013, Ban Quản lý dự án chè Bắc Hà đã chuẩn bị 700.000 hom giống, chỉ đạo, hướng dẫn bà con phát dọn thực bì, chuẩn bị đất trồng chè, nghiệm thu diện tích đất đăng ký, làm cỏ, bót lót trước khi trồng, phấn đấu trồng xong trước trung tuần tháng 11 và đến tháng 12 sẽ tiến hành nghiệm thu cây chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, đánh giá tỷ lệ sống sau trồng.
Có thể bạn quan tâm

Nếu có dịp đi bất cứ chợ nào, từ thành phố Huế đến các huyện, vùng nông thôn chúng ta sẽ thấy ở đâu cũng có bán tôm đánh bắt tự nhiên từ đầm phá. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, loại tôm nhỏ hoặc cực nhỏ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn.

Chiều 18-2, UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp khẩn cấp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), cùng các sở, ngành, địa phương về tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù không bị lỗ, nhưng sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận người trồng môn thu được chỉ đạt khoảng 50-60 triệu đồng/ha, giảm khoảng 30 triệu đồng so với năm ngoái.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra tại nhiều địa phương gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cùng với nhiều giải pháp từ ngành chức năng, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung tại Bình Dương rất tự tin để ứng phó với dịch bệnh.

“Trồng dưa hấu chẳng khác gì đánh bạc, may rủi lắm. Trời thương thì được mùa, được giá, còn không đặng thì phải chịu thua lỗ. Vụ này, ai cũng héo mặt vì giá thấp, còn dưa non thì rụng trái, chết nhiều”- ông Nguyễn Văn Luần (xã Xuân An, thị xã An Khê, Gia Lai) nói trong than thở.