Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Diện Tích Rau, Quả Đạt Chứng Nhận VietGAP

Mở Rộng Diện Tích Rau, Quả Đạt Chứng Nhận VietGAP
Ngày đăng: 13/03/2014

Ban Quản lý Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)" tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau, quả an toàn của 7 cơ sở sản xuất, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.

Những loại trái cây đặc sản chất lượng cao của tỉnh Tiền Giang được chưng bày phục vụ khách tham quan tại Viện cây ăn quả miền Nam. Ảnh: Hồng Phúc

Theo đó, có 82,84 ha rau, quả của 175 hộ ở 7 cơ sở và tổ hợp tác được Công ty Cổ phần chứng nhận Vietcert, chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP gồm: Tổ hợp tác thanh long Trường Thọ, Tổ hợp tác thanh long Lương Phú (Chợ Gạo), Tổ hợp tác sapo Mặc Bắc Kim Sơn (Châu Thành), Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Thuận Hoà (thị xã Gò Công); Cơ sở sản xuất thanh long Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành), Tổ sản xuất sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy) và Hợp tác xã rau an toàn Gò Công (thị xã Gò Công).

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, từ thực hiện các mô hình đã đưa các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đến với các hộ dân. Qua đó, 100% hộ tham gia mô hình biết ghi chép nhật ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, biết tính toán hiệu quả trong sản xuất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất VietGAP.

Theo Ban Quản lý Dự án QSEAP, trong số 7 cơ sở, tổ hợp tác sản xuất rau, quả được chứng nhận VietGAP, chỉ có số cơ sở có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nhưng số lượng còn hạn chế như: Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Thuận Hoà tiêu thụ 2-3 tấn/ngày, Hợp tác xã rau an toàn Gò Công tiêu thụ từ 1-1,5 tấn/ngày.

Các cơ sở còn lại, sản phẩm được bán ra thị trường với giá như những sản phẩm khác chưa được chứng nhận. Đây là một trong những khó khăn mà ngành chức năng tỉnh cần có biện pháp tháo gỡ đối với các sản phẩm rau, quả đạt VietGAP trong vấn đề tiêu thụ, nhằm giúp nông dân có điều kiện mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tiền Giang hiện có hơn 85.000 ha cây ăn quả, lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm đạt sản lượng hơn 1,3 triệu tấn quả với nhiều chủng loại phong phú và hơn 43.000 ha trồng rau các loại. Đến nay, toàn tỉnh có 15,14 ha rau và 224,54 ha quả đạt chứng nhận VietGAP. Năm 2014, tỉnh phấn đấu có thêm 85 ha rau, quả của 300 hộ nông dân được chứng nhận VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng hơn 74 nghìn ha cây trồng các loại Vụ hè thu 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng hơn 74 nghìn ha cây trồng các loại

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, vụ hè thu năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại, trong đó, ngô có diện tích lớn nhất với hơn 29.000 ha, lúa nước hơn 7.500 ha, còn lại là đậu đỗ, rau xanh, khoai lang.

22/05/2015
Nuôi gà gia công bớt ngọt Nuôi gà gia công bớt ngọt

Chọn cách đầu tư trang trại chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định để được đảm bảo luôn có lợi nhuận là cách làm lâu nay của nhiều người tại Đồng Nai. Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện cũng đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi, từ chủ yếu nuôi gà công nghiệp dần mở rộng chăn nuôi thêm gà lông màu, heo thịt…

22/05/2015
Thới Bình (Cà Mau) trồng gừng hiệu quả cao, nỗi lo lớn…! Thới Bình (Cà Mau) trồng gừng hiệu quả cao, nỗi lo lớn…!

Khoảng 2 năm gần đây, khi gừng tăng giá trở lại, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) chuyển sang trồng gừng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đi liền đó là nỗi lo, bởi khi người dân ồ ạt trồng gừng thì nguy cơ dội hàng, ế chợ rất cao, nông dân sẽ là người chịu thiệt.

22/05/2015
Với giống mới 6 tấn/ha, nhà nông quay lại cây điều Với giống mới 6 tấn/ha, nhà nông quay lại cây điều

Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng nhu cầu đăng ký mua giống cây điều của người dân đã lên đến 80 ngàn cây. Trong khi đó, nhu cầu giống cây cao su chỉ bằng 1/10 so với giống cây điều.

22/05/2015
Mô hình trồng khổ qua cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Thành (An Giang) Mô hình trồng khổ qua cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Thành (An Giang)

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, mô hình trồng khổ qua tại xã Bình Thành là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

22/05/2015