Mở Rộng Diện Tích Rau, Quả Đạt Chứng Nhận VietGAP

Ban Quản lý Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)" tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau, quả an toàn của 7 cơ sở sản xuất, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.
Những loại trái cây đặc sản chất lượng cao của tỉnh Tiền Giang được chưng bày phục vụ khách tham quan tại Viện cây ăn quả miền Nam. Ảnh: Hồng Phúc
Theo đó, có 82,84 ha rau, quả của 175 hộ ở 7 cơ sở và tổ hợp tác được Công ty Cổ phần chứng nhận Vietcert, chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP gồm: Tổ hợp tác thanh long Trường Thọ, Tổ hợp tác thanh long Lương Phú (Chợ Gạo), Tổ hợp tác sapo Mặc Bắc Kim Sơn (Châu Thành), Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Thuận Hoà (thị xã Gò Công); Cơ sở sản xuất thanh long Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành), Tổ sản xuất sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy) và Hợp tác xã rau an toàn Gò Công (thị xã Gò Công).
Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, từ thực hiện các mô hình đã đưa các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đến với các hộ dân. Qua đó, 100% hộ tham gia mô hình biết ghi chép nhật ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, biết tính toán hiệu quả trong sản xuất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất VietGAP.
Theo Ban Quản lý Dự án QSEAP, trong số 7 cơ sở, tổ hợp tác sản xuất rau, quả được chứng nhận VietGAP, chỉ có số cơ sở có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nhưng số lượng còn hạn chế như: Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Thuận Hoà tiêu thụ 2-3 tấn/ngày, Hợp tác xã rau an toàn Gò Công tiêu thụ từ 1-1,5 tấn/ngày.
Các cơ sở còn lại, sản phẩm được bán ra thị trường với giá như những sản phẩm khác chưa được chứng nhận. Đây là một trong những khó khăn mà ngành chức năng tỉnh cần có biện pháp tháo gỡ đối với các sản phẩm rau, quả đạt VietGAP trong vấn đề tiêu thụ, nhằm giúp nông dân có điều kiện mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tiền Giang hiện có hơn 85.000 ha cây ăn quả, lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm đạt sản lượng hơn 1,3 triệu tấn quả với nhiều chủng loại phong phú và hơn 43.000 ha trồng rau các loại. Đến nay, toàn tỉnh có 15,14 ha rau và 224,54 ha quả đạt chứng nhận VietGAP. Năm 2014, tỉnh phấn đấu có thêm 85 ha rau, quả của 300 hộ nông dân được chứng nhận VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Một nữ khoa học gia đã nghỉ hưu vừa gây chấn động giới khoa học VN bởi cái tên TH3-3, một giống lúa lai hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng cho một công ty tư nhân với giá kỷ lục 10 tỉ đồng. Đó là PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp 1 và từng là phó viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp

Theo lịch thời vụ năm nay của Sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL, niên vụ tôm sẽ bắt đầu từ tháng 2, 3 - thời điểm thả giống tốt nhất. Tuy vậy, những ngày này, người nuôi tôm vẫn phấp phỏm lo lắng.

Chỉ có chiều dài 15 km bờ biển nhưng hàng năm tổng sản lượng đánh bắt từ biển của ngư dân huyện Gio Linh chiếm 50% toàn tỉnh Quảng Trị. Gio Linh đã mạnh lên rất nhiều nhờ khai thác thế mạnh kinh tế biển.

Nấm rơm được bà con trồng ngay trong sân vườn và tận dụng nguồn rơm từ ruộng nhà nên chi phí rất ít. Một chai meo hiện có giá từ 1.200 – 1.400 đồng, nếu ủ tốt có thể cho thu hoạch 2kg nấm. Theo tính toán của anh Danh Việt ở ấp Hoà Mỹ thì với 2.200 chai meo gia đình đang trồng, sau hơn 1 tháng chăm sóc sẽ cho thu nhập khoảng 23-24 triệu đồng. Hiện nấm rơm Định Hòa được thương lái ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua với giá từ 11.500-13.000 đồng/kg.

Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh là biện pháp tiên tiến hiện nay, do có nhiều ưu điểm như tổn thất trong kho ít, củ giống trẻ, cây phát triển khoẻ, giảm sự thoái hoá giống, khi trồng cho nhiều củ to, tăng năng suất thu hoạch từ 10% đến 15%.