Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ

Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.
Tiền Giang đang phấn đấu đến năm 2020 mở rộng diện tích ca cao trong mô hình trên lên 5.000 ha nhằm tạo nguồn nông sản giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Nguyễn Hoàng Hạnh cũng cho biết, ngoài trồng xen ca cao dưới tán dừa tại các huyện phía đông: Gò Công Tây, Chợ Gạo, Tân Phú Đông, các địa phương có tiềm năng và thế mạnh về trồng cây ăn quả đặc sản: Thành phố Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy còn xen canh ca cao trong vườn nhãn, vườn cây có múi hoặc các cây trồng khác đã mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Ca cao tại Tiền Giang trồng sau 18 tháng đã cho trái bói và những năm sau, năng suất và sản lượng càng cao.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, mỗi ha vườn cây ăn trái trồng xen được khoảng 600 cây ca cao. Bình quân mỗi cây cho trên 1 kg hạt ca cao khô, mỗi ha đạt năng suất hạt khô khoảng 600 kg. Đáng mừng là trong năm nay, giá tiêu thụ tăng khá, đầu ra thuận lợi. Với giá thu mua hiện nay dao động trong khoảng 6.000 đ đến 6.300 đ/kg/trái tươi và 68.000 đ – 70.000 đ/kg hạt khô, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước, nông dân có thu nhập tăng thêm khoảng 40 triệu đồng ngoài nguồn thu từ vườn cây ăn trái.
Để thuận lợi cho nông dân đồng thời khuyến khích bà con mở rộng diện tích ca cao trong mô hình canh tác mới, Tiền Giang cũng gắn kết doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh hình thành được 1 hợp tác xã, hàng trăm câu lạc bộ ca cao, trên 20 điểm thu mua ca cao do các tập đoàn lớn như: Công ty Cargill bao tiêu.
Sắp tới, tỉnh cũng có kế hoạch thành lập thêm các tổ hợp tác trồng ca cao ở Hội Xuân (Cai Lậy), Điềm Hy và Long Hưng (Châu Thành) là những địa phương đang phát triển mạnh mô hình ca cao xen canh trong vườn cây ăn trái.
Nguồn bài viết: http://tiengiang.gov.vn/SNN/42/668/1126/69391/Nong-nghiep-trong-tinh/Mo-rong-dien-tich-ca-cao-xen-canh-vuon-cay-an-trai--tang-them-thu-nhap-cho-nong-ho.aspx
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Hiện tượng đỏ hạt lúa lần đầu tiên xuất hiện, cộng với rầy nâu bùng phát trên diện rộng khiến ngành nông nghiệp và nông dân thực sự lúng túng trong phòng trừ.

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước.

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.