Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp

Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp
Ngày đăng: 14/10/2014

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Thống đốc Hashimoto Masaru cũng cho hay, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới tỉnh Ibaraki vào tháng 3/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki Hashimoto Masaru đã ký kết “Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Bản ghi nhớ này nhằm liên kết, hợp tác với nhau về nhiều mặt như hỗ trợ đào tạo các kỹ sư nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp. Và thuận lợi hơn, Đồng Tháp là một trong những tỉnh được chỉ định hợp tác với Ibaraki.

Theo ngài Hashimoto Masaru, Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng nông nghiệp, sản phẩm từ nông nghiệp phong phú, đa dạng. Trong khi đó, Ibaraki là tỉnh có nền nông nghiệp rất phát triển, đặc biệt là các nghiên cứu nông nghiệp với công nghệ tiên tiến.

Nhiều năm qua, Ibaraki tập trung vào sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm qua liên tiếp đứng ở vị trí thứ hai của cả nước. Vì thế, tiềm năng hợp tác giữa hai địa phương sẽ rất rộng mở.

Với sự tương đồng về nông nghiệp cũng như hướng tới khai thác thế mạnh của hai bên, Đồng Tháp muốn hợp tác với Ibaraki trong 5 lĩnh vực như: xử lý trái, đóng gói, bảo quản, chế biến xuất khẩu đối với nông sản đặc thù xoài Cao Lãnh; sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa trồng lúa và các cây trồng khác gắn chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Đồng Tháp cũng kỳ vọng vào hợp tác về đào tạo thực tập sinh nông nghiệp tại Nhật Bản, nguồn lực nâng cao năng lực hợp tác xã; xuất khẩu lao động cho nông nghiệp, y tế sang Nhật, cũng như đào tạo tiếng Nhật cho đối tượng xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, hợp tác trên lĩnh vực hoa kiểng, rau màu là những định hướng địa phương muốn hợp tác với Ibaraki.

Thống đốc Hashimoto Masaru cho hay: “Ibaraki không chỉ mong muốn hợp tác với các tỉnh, thành mà còn trong các lĩnh vực khác, sau chuyến thăm Đồng Tháp, chúng tôi sẽ suy nghĩ về sự hợp tác. Tuy nhiên, để tiến tới hợp tác, hai bên cần có những buổi làm việc chi tiết hơn.

Hiện nay, điều Ibaraki có thể thực hiện tốt là sẽ hỗ trợ tốt nhất cho thực tập sinh của Đồng Tháp sang học tập mô hình sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao tại Nhật Bản, để từ đó có thể chuyển giao những kỹ thuật vào sản xuất giúp nông sản của tỉnh có thể “gõ cửa” được thị trường Nhật Bản trong thời gian sớm”.

Trong chuyến làm việc, đoàn cũng thăm doanh nghiệp DNTN Cỏ May và Hợp tác xã xoài Mỹ Xương. Tại đây, các đơn vị cũng mong muốn sự hợp tác đối với tỉnh Ibaraki. Cỏ May đang thực hiện đề án trích li dầu cám và mong muốn sự hợp tác với Ibaraki.

Riêng mặt hàng xoài Cao Lãnh được Thống đốc quan tâm và cho rằng đây là loại nông sản giàu tiềm năng, ngài bày tỏ mong muốn Đồng Tháp nỗ lực nhiều hơn về nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là áp dụng những kỹ thuật sản xuất mà các thực tập sinh học tập tại Ibaraki để sản phẩm xoài có thể bước chân vào cửa thị trường Nhật Bản. Theo Thống đốc, tại Ibaraki thì giá một trái xoài tương đương 2,5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ: “Chuyến đi thăm làm việc của đoàn công tác tỉnh Ibaraki với Đồng Tháp được xem là bước mở quan trọng để thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Để tiến tới hợp tác sâu rộng, UBND tỉnh sẽ cùng những doanh nghiệp đến thăm và làm việc với Ibaraki nhằm tiến tới thực hiện ký kết 5 vấn đề bàn luận này”...


Có thể bạn quan tâm

Huyện Phú Tân (Cà Mau) Cải Thiện Lưới Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Huyện Phú Tân (Cà Mau) Cải Thiện Lưới Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Toàn huyện Phú Tân có 493 trạm biến áp, do quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp nhanh chóng của người dân, trước đây đã có tới 165 trạm quá tải. Thực hiện Dự án nâng cấp hệ thống điện góp phần phục vụ nuôi tôm công nghiệp, đơn vị đã triển khai nâng cấp trên 100 trạm biến áp và cơ bản hoàn thành trong 2 tháng nay.

31/12/2014
Ngư Dân Huyện Tuy An (Phú Yên) Trúng Tôm Hùm Giống Ngư Dân Huyện Tuy An (Phú Yên) Trúng Tôm Hùm Giống

Theo nhiều ngư dân ở các xã An Hòa, An Hải và An Chấn, trong những ngày qua, biển động và sóng lớn kéo dài, đã tạo điều kiện cho tôm hùm giống xuất hiện khá dày ở các ngư trường gần bờ. Nhờ vậy, bình quân mỗi phương tiện với 2 đến 3 lao động tham gia khai thác tôm hùm giống mỗi đêm có thể đánh bắt được 50 đến 70 con tôm hùm giống. Nhiều phương tiện trúng luồng đã đánh bắt được hơn 150 con tôm hùm giống/đêm.

31/12/2014
Ngư Dân Phấn Khởi Với Vốn Ưu Đãi Đóng Tàu Ngư Dân Phấn Khởi Với Vốn Ưu Đãi Đóng Tàu

Trong đợt đầu tiên, TP. Nha Trang có 5 chủ tàu được duyệt vay hơn 138,6 tỷ đồng để đóng mới 8 tàu, nâng cấp 2 tàu. Trong 8 tàu đóng mới, Công ty TNHH Lê Trứ (gọi tắt là Công ty Lê Trứ, phường Vĩnh Phước) được phê duyệt 6 tàu đều là vỏ sắt, gồm 4 tàu dịch vụ thủy sản có công suất 829CV, 2 tàu lưới vây có công suất 1.200CV. Tổng nhu cầu vốn vay của Công ty đến hơn 115,5 tỷ đồng.

31/12/2014
Nuôi Cá Trắm Đen Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nhiều Triển Vọng Nuôi Cá Trắm Đen Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nhiều Triển Vọng

Trong các loại cá nước ngọt, cá trắm đen được xếp là một trong những loại cá quý nhất bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay, ngoài phương pháp nuôi truyền thống bằng nguồn thức ăn tự nhiên, nhiều địa phương đã chuyển sang nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp như một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao.

31/12/2014
Bắc Ninh Cung Ứng 80.000 Con Cá Lưu Qua Đông Năm 2014 Bắc Ninh Cung Ứng 80.000 Con Cá Lưu Qua Đông Năm 2014

Vào mỗi mùa thả cá giống, số lượng cá cung cấp trên thị trường có rất nhiều chủng loại, kích cỡ và có nguồn gốc từ rất nhiều cơ sở cung ứng khác nhau. Do vậy, việc quản lý được chất lượng, kích cỡ cá giống là không hề dễ.

31/12/2014